Sáng 19/7, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đoàn chủ tịch Đại hội
Tham dự Đại hội có nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên-Huế; ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên-Huế cùng gần 300 đại biểu đại diện cho gần 750 hội viên thuộc 8 Hội chuyên ngành Văn học, Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế tham dự.
Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, đặc biệt toàn tỉnh đang quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đặc biệt, kết quả đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; đã khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với văn nghệ sĩ, với sự nghiệp văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam.
![]() |
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam phát biểu tại Đại Hội |
Nghị quyết Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XII xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: “Đoàn kết, đổi mới, dân chủ, nhân văn, tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”. Trong nhiệm kỳ qua, cùng với sự phát triển không ngừng của quê hương, đất nước, VHNT Thừa Thiên Huế đã có những bước chuyển biến, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà và đóng góp quan trọng vào thành công của các cuộc vận động, các sự kiện, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế là tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức Liên hiệp Hội có 08 hội chuyên ngành thành viên, gồm: Âm nhạc, Kiến trúc sư, Nghệ sĩ Múa, Mỹ thuật, Nhà văn, Nhiếp ảnh, Nghệ sĩ Sân khấu và Văn nghệ Dân gian. Tổng số hội viên của Liên hiệp hội là 734 người. Trong đó, có 03 Giáo sư, 05 Phó Giáo sư, 19 Tiến sĩ, 03 Nghệ sĩ Nhân dân, 29 Nghệ sĩ Ưu tú, 13 Nhà giáo Ưu tú, 03 Nghệ nhân Ưu tú.
![]() |
Ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên-Huế phát biểu tại Đại Hội |
Là tổ chức hội chính trị, xã hội - nghề nghiệp, nhiều năm qua công tác chính trị tư tưởng đã được Đảng đoàn và Ban Chấp hành Liên hiệp Hội quan tâm hàng đầu, thông qua những hoạt động thực tế để tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tư chất văn nghệ sĩ trước những chuyển động mới của tiến trình phát triển quê hương, đất nước, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay; qua đó để khơi gợi lòng yêu quê hương đất nước vốn rất mạnh mẽ trong tâm hồn người văn nghệ sĩ - chiến sĩ, để từ đó hình thành những tác phẩm văn học nghệ thuật mang hơi thở nồng nàn của cuộc sống đầy sôi động, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc.
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và phối hợp với các cơ quan, các hội chuyên ngành thành viên tổ chức nhiều hoạt động VHNT với tầm quy mô lớn và hoàn thành kế hoạch hoạt động. Nhiều hoạt động VHNT đã được các cấp lãnh đạo và dư luận công chúng đánh giá cao.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại đại hội |
Năm năm qua, Liên hiệp Hội đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức 5 trại sáng tác tại Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang cho 75 hội viên... Các văn nghệ sĩ tham gia Trại đã hoàn thành nhiều tác phẩm thuộc các thể loại, chuyên ngành VHNT. Ngoài ra Liên hiệp Hội cũng đã tổ chức nhiều đợt thực tế ở trong và ngoài tỉnh, đem lại những cảm xúc sáng tạo mới tại địa phương và các tỉnh bạn. Qua các trại sáng tác văn học nghệ thuật đó, hàng ngàn tác phẩm thuộc các loại hình âm nhạc, văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh... đã ra đời; hàng trăm tác phẩm tiêu biểu được trao các giải thưởng cấp Trung ương, cấp tỉnh và giải thưởng của Liên hiệp Hội, qua các kỳ xét giải thưởng hàng năm, năm năm một lần.
Hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình trong nhiệm kỳ qua đã có những khởi sắc mới. Liên hiệp Hội hiện có đội ngũ nghiên cứu, lý luận phê bình mạnh và uy tín trong cả nước ở một số các lĩnh vực chuyên ngành như văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật...Nhiều hội viên đang tham gia các công trình lớn như Địa chí văn hóa Huế, Lịch sử âm nhạc Việt Nam cận đại, Đờn ca Huế...
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Liên hiệp Hội đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan, các hội chuyên ngành thành viên tổ chức nhiều hoạt động VHNT với tầm quy mô lớn như đăng cai tổ chức các cuộc triển lãm, công bố, giới thiệu tác phẩm, công trình VHNT; tổ chức và tham gia các chương trình Thơ Nguyên tiêu hàng năm, chương trình giao lưu âm nhạc, giao lưu ảnh nghệ thuật 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi sáng tạo VHNT, cũng như nhận diện và đánh giá được thực trạng VHNT trong giai đoạn hiện nay, trong 5 năm qua, Liên hiệp Hội đã tổ chức tốt nhiều cuộc giao lưu, hội thảo khoa học về văn hóa, VHNT. Qua đó, sự kết nối với các Hội VHNT trong cả nước được tăng cường, các hoạt động chuyên môn của văn nghệ sĩ tỉnh nhà được thêm phần phong phú.
Liên hiệp Hội cũng đã quan tâm, đầu tư hỗ trợ sáng tác cho các Hội viên thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ sáng tác VHNT của Chính phủ. Cụ thể, năm 2017 đầu tư cho 31 tác phẩm gồm 7 chuyên ngành; năm 2018: đầu tư cho 44 tác phẩm gồm 7 chuyên ngành; Năm 2019: đầu tư cho 44tác phẩm gồm 08 chuyên ngành. Tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan thường trực đã tổ chức thành công Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VI (2013 - 2018) cho 56 tác phẩm, công trình VHNT được UBND tỉnh xét trao các giải thưởng, gồm 8 giải A; 19 giải B và 29 giải C. Đây là một giải thưởng uy tín có sức ảnh hưởng lớn với nền VHNT tỉnh nhà và cả nước. Giới thiệu các tác phẩm, công trình của 08 Hội chuyên ngành dự xét Giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Hội đồng nghệ thuật của Liên hiệp Hội đã xét chọn để trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc hàng năm cho trên 70 công trình, tác phẩm VHNT xuất sắc.
![]() |
Đồng chí Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng bức trướng với dòng chữ "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo" cho Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế |
Nhìn chung, công tác VHNT đã có những bước phát triển mới. Các hoạt động của Liên hiệp Hội đã dần đi vào chiều sâu, thiết thực, sáng tạo, hiệu quả. Điều kiện hoạt động của hội viên được tốt hơn. Tổ chức Liên hiệp Hội ngày càng được củng cố và lớn mạnh, có uy tín trong xã hội, thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình trong đời sống văn hoá của tỉnh nhà. So với các Hội VHNT trong cả nước, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế là một hội VHNT mạnh, có nhiều đổi mới trong hoạt động, có nhiều hội viên tên tuổi trên các chuyên ngành, trong nhiệm kỳ đã có những tác phẩm tạo tiếng vang trong cả nước và nước ngoài.
Trong nhiệm kỳ tới, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế không ngừng phấn đấu với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo”, bám sát mục tiêu và nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XVI và Nghị quyết 23-NQ/TU của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (khóa XIV) để xây dựng những đề án phát triểnVHNT có tính khả thi, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa có tính độc đáo của vùng đất có chiều dài lịch sử văn hóa, VHNT trên 700 năm.
Tiếp tục xây dựng tổ chức Liên hiệp các Hội VHNT mạnh, phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình, các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc;Chăm lo và phát hiện bồi dưỡng những tài năng trẻ về VHNT, vun đắp và góp phần làm tỏa sáng những nhân tố mới về VHNT của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn mới, nhất là xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân trong sáng tạo VHNT phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân của hội viên; phát huy nguồn năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, phấn đấu có nhiều tác phẩm, công trình VHNT có giá trị về nghệ thuật, tính tư tưởng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng; tạo nên những giá trị tinh thần hướng tới chân - thiện - mỹ, góp phần thực hiện có hiệu quả việc xây dựng những chuẩn mực về đạo đức, lối sống của con người Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sáng tác, quảng bá, phổ biến các tác phẩm VHNT... Mở rộng mối quan hệ nối kết, phối hợp hoạt động với các ban, ngành, cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh cũng như với các tổ chức hội trên khắp cả nước, các tổ chức hội kết nghĩa, nhất là các tổ chức hội thuộc các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay, để thắt chặt mối quan hệ, nhằm trao đổi, giao lưu, giới thiệu về VHNT; đồng thời làm phong phú và đa dạng hóa các hoạt động VHNT.
![]() |
hạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng bức trướng cho Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế với dòng chữ “Đoàn kết – đổi mới – sáng tạo – nhân văn” |
Phát biểu tại Đại hội, phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định biểu dương những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.Đồng thời, nhấn mạnh, giai đoạn 2020-2025, là thời kỳ toàn tỉnh tập trung mọi nỗ lực để quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh theo Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị, trong tiến trình đó sự đóng góp của lực lượng văn nghệ sĩ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, phó chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và các Hội đoàn kết,đổi mới, phát huy nguồn năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, phấn đấu có nhiều tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có giá trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nghệ thuật của dân tộc và quê t Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch, hành động thiết thực nhằm bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ trẻ có năng lực, bản lĩnh, nắm bắt, tiếp nhận có chọn lọc những trào lưu nghệ thuật hiện đại để tạo nên dòng chảy tinh thần phong phú trong đời sống văn hoá nghệ thuật.
Lãnh đạo tỉnh thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đại hội đã đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025. Với đội ngũ văn nghệ sĩ được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng, trong sự nghiệp đổi mới đất nước và bảo tồn, xây dựng, phát triển vùng đất cố đô, với trách nhiệm, bổn phận lớn lao của lực lượng văn nghệ sĩ có tầm vóc 75 năm phát triển, nhất định Liên hiệp các Hội VHNT và văn nghệ sĩ toàn tỉnh sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển của tỉnh nhà, đáp ứng lòng mong đợi và niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế.
![]() |
Ra mắt Ban cháp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 - 2025 |
Tại đại hội, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã trao tặng bức trướng cho Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế với dòng chữ “Đoàn kết – đổi mới – sáng tạo – nhân văn”.
Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cũng đã vinh dự nhận bức trướng với dòng chữ "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo" do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng.
Đại Hội đã hiệp thương Ban chấp hành nhiệm kỳ 2020 – 2025 gồm 15 đại biểu. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Vĩnh Thái và nhà thơ Lê Tấn Quỳnh giữ chức vụ Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Phương Anh
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.