SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Ông Trần Phùng - UVTV Tỉnh Uỷ phát biểu tại buổi gặp mặt
Về tham dự buổi gặp mặt có sự hiện diện của ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế; Đại tá Nguyễn Vinh - Chủ tịch hội CCB Tỉnh Thừa Thiên Huế; Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu - Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu IV; cùng nhiều đại diện của Thành ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang, huyện Phong Điền, Ban CHQS Tỉnh và hàng trăm CCB của hai đơn vị K4 - K10.
|
Từ trái sang: ông Hoàng Anh Đề -Trưởng ban liên lạc hội CCB K4 - K10; ông Ngô Nam Cường, ông Trần Đình Đệ đại diện Ban CHQS Thành phố Huế. |
Mở màn buổi gặp mặt là chương trình văn nghệ do Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế cùng các CCB góp vui qua những bài ca đi cùng năm tháng như: Đất nước trọn niềm vui, Cô gái Sầm Nưa, Năm anh em trên một chiếc xe tăng...làm cả hội trường hân hoan, phấn khởi. Âm vang giai điệu đó làm sống lại những kí ức về những giai đoạn gian khó, ác liệt nhưng hào hùng của chiến tranh.
|
Tiết mục Cô gái Sầm Nưa. Trình bày: Nhà hát NTCĐ Huế |
Ông Hoàng Anh Đề - Trưởng ban liên lạc K4 - K10 ôn lại truyền thống của hai đơn vị thông qua chiến dịch Giải phóng Thừa Thiên Huế mùa xuân 1975. Ông khẳng định rõ ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch: ”Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng đã cổ vũ mạnh mẽ đối với quân và dân cả nước, có ảnh hưởng lớn về chính trị trên thế giới. Đây là thắng lợi lớn nhất, rực rỡ nhất của quân và dân tỉnh nhà trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
|
Ông Hoàng Anh Đề - Trưởng ban liên lạc K4 - K10 |
Ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy phát biểu trong hội trường một lần nữa khẳng định truyền thống anh hùng của tiểu đoàn K4 - K10. Đồng thời ông cũng nêu những chuyển biến vượt bậc của Thừa Thiên Huế sau 40 năm xây dựng và phát triển: “Từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế đã tái cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Trong đó, kinh tế chiếm 55%, dịch vụ chiếm 35%, nông nghiệp chiếm 10%. Tăng trưởng kinh tế bình quân 10% một năm. Thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 2000 USD/ năm, cao hơn bình quân cả nước".
|
Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy tặng lẵng hoa cho ông Hoàng Anh Đề - Đại diện hội CCB K4 - K10 |
Nguyên Chính trị viên Đại đội C1, tiểu đoàn K4, đóng tại Phú Vang, ông Lê Hồng Phong chia sẻ cảm nghĩ trong lần về tham dự buổi gặp mặt này: “40 năm qua, tôi được về gặp lại những người đồng chí, đồng đội của mình. Có được buổi gặp mặt này, là nhờ sự quan tâm của Thành ủy, Thành đội và UBND Tỉnh. Buổi gặp mặt CCB K4 -K10 lần này là để giáo dục truyền thống yêu nước cho mỗi người con Việt Nam. Họp mặt tại đây, có nhiều đồng chí không nhớ nổi tên nhau nhưng những phút giây chiến đấu cùng nhau như đã in sâu vào ký ức. Tôi cảm thấy tự hào và cảm động.”
|
Ông Lê Hồng Phong |
Giữa cái nắng oi bức tháng 4, những người đồng đội năm xưa tề tựu bên nhau, trao cho nhau những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm thắm thiết.
|
Ông Lê Đức Sở (bìa phải), Chính trị viên Đại đội C4, tiểu đoàn K4 xiết chặt tay người đồng đội cũ. |
Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng tình thần người bộ đội cụ Hồ vẫn trẻ mãi, niềm vui gặp lại đồng đội hiện rõ trên khuôn mặt chằng chịt những những nếp nhăn cuộc đời. Họ kể cho nhau nghe những kỉ niệm, nhắc những trận đánh ác liệt hay trầm ngâm về người đồng đội đã vĩnh viễn nằm vào đất mẹ. Buổi gặp mặt đã giúp ôn lại những truyền thống hào hùng của hai đơn vị K4-K10.
|
Chiến sĩ K4 trước giờ hành quân |
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 804 và 810 là hai tiểu đoàn bộ binh chủ lực do Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên thành lập (sau gọi là K4 và K10) vào ngày 30/4/1964 tại Nghệ An. K4 và K10 nổi tiếng với những trận đánh ở đồi La Hy (thị xã Hương Thủy); Dinh Lộc, Động Truồi (huyện Phú Lộc); chiến dịch Nam Bắc đường 14; cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 và chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng vào ngày 26 -29/3/1975.
Từ 1964 đến 1975, tiểu đoàn K4 - K10 đã tiêu diệt hơn 14000 tên địch(1850 tên Mỹ) và bắt 376 tên Ngụy. Trong đó diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, 18 đại đội, 3 đoàn binh địch, phá hủy 275 xe quân sự (176 xe tăng, xe bọc thép), 19 khẩu pháo, 3 kho xăng, đạn; bắn rơi 20 máy bay, thu 797 súng các loại. Cùng với các đơn vị khác, Tiểu đoàn K4 -K10 đã giải phóng hàng vạn dân, giữ vững và mở rộng nhiều vùng giải phóng trong tỉnh Thừa Thiên.
Tiểu đoàn được tặng thưởng một huân chương quân công giải phóng Hạng ba, 6 huân chương chiến công giải phóng (1 hạng nhất, 2 hạng nhì, 3 hạng ba).
Ngày 12/9/1975 Tiểu đoàn 804 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
PV
Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.
Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn.
Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.