Cung bậc lòng người

08:30 02/06/2009
NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi

66 bài thơ trong tập Nỗi niềm để ngỏ là 66 cái nấc của anh giữa cuộc đời. Ngay trong "nơi yên lành" anh đã nhận ngay ra:
            Tiếng bom đạn lắng xuống
            Tiếng múa lưỡi rộn lên
"Tiếng múa lưỡi ấy" là cung bậc mới của lòng người sau chiến tranh. Bởi lẽ, lúc này đây mọi tính toán của riêng mình mới được bộc lộ hết mình. Xưa, lòng người đi cùng một hướng, đó là khát vọng độc lập tự do cho đất nước. Giờ thì người nào cũng đi theo ngả rẽ của riêng mình cả.
Cái riêng lẻ mỗi cá nhân ấy lại gặp biển cả đầu Ngô mình Sở: "cơ chế thị trường", nên nó tha hồ vẫy vùng. Lê Lâm Ứng đã nhìn rõ chân tướng của chúng:
            Khi đã chễm chệ trên bàn thờ
            Cóc và Nhái đứng bằng hai chân cười hô hố.

Thế đấy, cái thời cóc, nhái ngồi trên bàn thờ. Đó là thời đạo đức đảo điên. Khi cóc nhái đã chiếm được chỗ đứng trên bàn thờ thì Con Người bị hạ nhục. Ứng viết sắc sảo, nhìn thấy lũ cóc nhái "đứng bằng hai chân", vốn sinh ra chúng chỉ biết bò, mỗi bước đi, lệch người sang bên, và bước tiếp. Chỉ có con người là đứng được trên hai chân. Khác với loài cầm thú, là Người khi vượn Người đứng lên được bằng hai chân. Lũ tiểu nhân ấy thèm khát đứng hai chân như người. Song, dù đứng hai chân thật, cóc nhái vẫn là cóc nhái. Dẫu chúng muốn được tôn vinh:
            - Bây giờ bác tên gì?
            - Chú tên gì?

Chúng muốn có một cái tên như người. Song không được. Chúng ôm một nỗi thèm khát:
            Cả hai đều khát thèm, thèm khát
            được con người gọi chúng là người.
Cái nhìn của Lê Lâm Ứng thật sắc sảo. Bài thơ như một nhát cứa vào tim người: Sao lại để bọn cóc nhái nhảy lên bàn thờ? Và là một nhát chém vào lũ cóc nhái đòi học làm người, dù trái tim của chúng là trái tim nhái, cóc và bộ não của chúng là bộ não cóc nhái.

Xưa cụ Tam Nguyên Yên Đỗ viết nhạo báng bọn "Tiến sĩ giấy":
            Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
            Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Thời cơ chế thị trường này bọn Tiến sĩ Giấy nhan nhản. Chúng chỉ việc bỏ tiền ra là mua được.

Sự quái đản ấy gọi đúng tên của chúng là sự suy đồi. Sự suy đồi quyền lực, sự suy đồi nhân phẩm. Chúng có thể hù doạ được nhau, hù doạ được bọn cơ hội, chứ không thể nào che mắt được nhân dân. Sự trả lời của nhân dân là: im lặng. Nhưng rất rạch ròi.
Lê Lâm Ứng đã nhìn thấu đảo tâm trạng ấy, anh miêu tả kẻ "khi chưa là người trang trọng" thì:
            Gặp nhau tớ tớ mày mày
            Mắt nhoà tay nắm chặt tay
Và:
            Mọi người như ôm lấy bạn
            Vỗ lưng thân thiết nhiều nhiều
Rồi quý mến, thân tình tưởng như không có khoảng cách nữa:
            Xóm giềng gọi nhau í ới
            "Nó" về, mau đến thăm chơi.

Nhưng khi đã là người trang trọng rồi, tác giả không phải viết văn xuôi để kể cho chúng ta kẻ trang trọng ấy là tướng, là chủ tịch tỉnh hay một kẻ quyền thế nào khác! Nhưng tình cảm xóm làng đã khác, khác rất nhiều:
            Bây giờ gặp nhau giữa làng
            Vội vàng bắt tay hờ hững
            Đường làng ắng im, gió thoảng
            Nhà ai cửa đóng then cài.
Tại sao có sự trái ngược ấy? Một câu hỏi được đặt ra nhưng đã rõ ràng, không cần trả lời. Cái sự hiển hiện bày ra trước mắt kia, đó là đã trở thành người trang trọng.

Tôi có hai người bạn. Cùng là nghệ sĩ. Đó là chuyện thật trong đời. Một hôm gặp nhau trong bữa tiệc gia đình. Anh bạn kia hỏi: "Mình nghe anh em văn nghệ sĩ trong tỉnh đều quay lưng lại với ông, trừ những thằng cơ hội, đúng không?". Không chờ người bạn này trả lời, tôi nói: "Để mình nói rõ cho, không phải mọi người quay lưng lại anh ấy, mà anh ấy quay lưng lại với mọi người khi anh ta kiếm được tí chút quyền chức cơ cấu". Để hồ hởi lại với nhau, chỉ cần anh ta "đằng sau quay", thế là xong.

Quyền lực, tiền tài quả thật là một thứ thuốc phiện làm đảo điên tất cả.
Lê Lâm Ứng đã tỉnh ngộ cho kẻ trang trọng kia:
            Bây giờ thành người vô cảm
            Lao xao trên đỉnh không trung
            Bạn tưởng là mình thành đạt
            Thực tình đổi có lấy không.

Bác Hồ chẳng đã dạy đó sao: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng".
Thành ngữ ta có câu rất hay: "im lặng ăn tiền". Bây giờ có ối kẻ im lặng, lấy im lặng làm phương châm, sợ mất lòng tất cả mọi người, bước qua xác bạn để tìm lấy một cái ghế ngồi, rồi khư khư giữ lấy, để kiếm chác, còn "sống chết mặc bay".
Cũng có kẻ không hẳn không biết, "nín thở qua sông" xong rồi, bắt đầu khoác lác ba hoa.

Lê Lâm Ứng cũng đã nhìn thấu tận tim đen chúng:
            Com lê cà vạt dương dương
            Cứ như mình đã tới đường lên tiên
            Dang tay giảng giải huyên thuyên
            Cái điều mờ mịt nơi miền mung lung.
                                                (Chợt tỉnh)
Lê Lâm Ứng rất tinh tế, nên anh đã chộp được những chi tiết thường ngày:
            Nhà anh Hàng Ngang phố
            Nhà em, tại Hàng Dầu
            Thương nhau sao cứ hỏi
            Quê hương anh ở đâu?
Đến nỗi:
            Tôi căn hộ tầng Một
            Bạn ở trên tầng Hai
            Chung ngôi nhà tập thể
            Vẫn cứ hỏi quê đâu?

Tìm đến người đồng hương để yêu mến nhau là đúng, nhưng không, chúng đang bè đảng đấy, tìm ê kíp, tìm lá chắn cho mình đấy. Nếu không có cớ để lôi kéo thì lơ. Chúng quên một điều rất lớn lao: Chúng ta là người Việt Nam. Bây giờ chủ nghĩa địa phương được khai thác một cách triệt để kéo bè kéo cánh. Tạo ra một ê kíp lũng loạn tất cả cơ chế, làm lung lay cả cơ chế ở chủ nghĩa địa phương hẹp hòi này.

Quả thật sau chiến tranh lòng người nhiều cung bậc. Lê Lâm Ứng chỉ nhẹ nhàng nhắc bằng lời người mẹ dặn con:
            Giá mà chồng mẹ về sau trận Điện Biên
            Giá mà con trai mẹ về sau mùa xuân đại thắng
            Biết bao người cứ nghĩ giá mà như thế
            Còn điều này: "Giá mà giặc giã vẫn còn"
            Con có nghĩ tới không.

Những "tiếng múa lưỡi" đã quên đi quá khứ, hay những kẻ không có quá khứ, nên chúng đua nhau "vẫy vùng" trên cơ thể đất nước sau 30 năm chiến tranh đã tan hoang, dựng lại thật vô vàn khó khăn này.
Trong bài "Nhớ" Lê Lâm Ứng thở dài:
            Đâu phải cuộc đời là ngọn gió ầm ào
            Giàu có vậy mà trống không là vậy.
Lê Lâm Ứng khắc khoải, đau đáu. Nhưng rất may, trong thơ anh, ta vẫn tìm thấy, một cái nhìn hết sức bình dân, khi Lê Lâm Ứng gặp lại đồng đội cũ của mình:
            Quá nửa cuộc đời gặp lại người tri kỷ
            Vẫn nụ cười xưa vẫn ánh mắt tin yêu
            Lạ nhỉ, có gì trong chúng ta nguyên vẹn
            Không chịu thay thay, không chịu đổi màu.
                                                (Tôi với cỏ và đất)

Đó là lời nhắn nhủ thật sâu nặng của anh, cũng là điều anh muốn được chia sẻ với mọi người. Nỗi niềm anh như lòng anh vẫn rộng mở, vẫn để ngỏ đón chờ những tấm lòng đồng điệu.

N.Q.H
(175/09-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH NAM KHƯƠNG               (Nhân đọc “ru em ru tôi” Thơ Trương Vĩnh Tuấn NXB: Hội nhà văn - 2003)Có một nhà thơ nổi danh thi sĩ, làm “quan” khá to ở báo văn nghệ. Nhưng chẳng bao giờ thấy ông vỗ ngực, ngạo mạn nói lời: “ta là quan đây” mà ông luôn dân giã tự gọi mình là hắn, xưng hô với bạn bè là mày tao:                          “...Hình như hắn là nhà quê                          Hình như hắn từ quê ra...”                                                                (Gốc)

  • NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.

  • MINH KHÔICuối tháng bảy vừa qua, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Wayne S.Karlin và nữ phóng viên Valerie, công tác ở một Đài phát thanh thuộc bang Maryland, Mỹ đã đến Huế tìm thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, để chuyển cho chị bản hợp đồng in ấn và phát hành tập thơ Green Rice (Cốm Non) do cơ quan xuất bản gửi từ Mỹ sang.

  • FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.

  • BÍCH THU          (Đọc thơ Dòng sông mùa hạ của Hoàng Kim Dung. NXB Hội Nhà văn, 2004)Nhìn vào tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Kim Dung, tôi nhận thấy ở người phụ nữ này có sự đan xen giữa công việc nghiên cứu khoa học với sáng tạo thi ca. Ngoài bốn tập thơ và bốn cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã in, với tập thơ thứ năm có tựa đề Dòng sông mùa hạ mới ra mắt bạn đọc, đã làm cán cân nghiêng về phía thơ ca.

  • ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.

  • HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)