Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch
Tham dự hội nghị có Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Đồng chí Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Trưởng Ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương; các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; các đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Quân khu 4; đại diện lãnh đạo các tỉnh,thành phố.
Về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Lê Trường Lưu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Phương - Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đại biểu đến từ các Tập đoàn, Doanh nghiệp, Nhà đầu tư trong và ngoài nước.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nhận được tình cảm và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; nhất là sau khi được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ thông qua Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54 và Quốc hội thông qua Nghị quyết 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; những nội dung trên đã tạo tiền đề, nền tảng vững chắc và động lực quan trọng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Đặc biệt, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai lập các quy hoạch quan trọng mang tính trọng tâm với mục tiêu định hướng sự phát triển của tỉnh cho các giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch tỉnh, đã bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể Quốc gia; Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và và duyên hải Trung bộ, các quy hoạch ngành, Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; đặc biệt là Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để lập quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trong các định hướng phát triển với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định công bố Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 |
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Hai Quy hoạch này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh; từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư hôm nay là sự tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là dịp tỉnh công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch để các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tiếp tục đóng góp, đề xuất, kiến nghị, giúp đỡ tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển trong tương lai và để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện.
![]() |
Ông Lê Trường Lưu – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, địa phương, đối tác đã phối hợp chuẩn bị chu đáo hội nghị "3 trong 1": công bố Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế và xúc tiến đầu tư của tỉnh; thể hiện tầm nhìn phát triển Thừa Thiên Huế được xây dựng một cách bài bản, lớp lang, chiến lược và dài hạn và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng đánh giá tóm tắt Quy hoạch Thừa Thiên Huế trong 13 chữ: Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững.
Về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Thủ tướng nêu rõ, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. "Việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu", Thủ tướng nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu khai mạc Hội nghị |
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước. Tuy vậy, tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức, do đó phải luôn giữ trạng thái cân bằng tích cực, "thắng không kiêu, bại không nản". Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất, xói mòn… Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch.
![]() |
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương; cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch; cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.
![]() |
Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương khác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ", Thủ tướng nhấn mạnh.
![]() |
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định tặng hoa và chúc mừng; tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đang nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký 113.500 tỷ đồng; đồng thời, giới thiệu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với mong muốn ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nguyên Phương
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.