Cocktail biển Đông

10:00 19/05/2015


NGUYỄN THANH MỪNG

Ảnh: Nguyễn Đức Trí

Cocktail biển Đông

Cù Lao Xanh ơi có bí ẩn gì đâu
Khó ai nhớ một ngày xa xưa lắm
Tôi cùng hai ông già một ông sử một ông thơ
Nắm tay nhau dập dềnh trong thuyền thúng
Nắm tay nhau chuếnh choáng trên cát vàng
Một ông hát
Tình ca rền vang
Một ông huýt gió
The Blue Danube

Nguyên sơ ơi, có bí ẩn gì đâu
Nắng núi quá hồn nhiên gió gành đầy trinh trắng
Chưa cần ngắm
Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm(*)
Chưa cần nghe Sóng vẫn đập vào eo biển(**)
Nhưng binh lính và dân chúng sẵn sàng dừng chèo
Thảo thơm cá cơm mực nướng
Mời mấy ông già hết sẩy chịu chơi
Ớt khổ qua sa pô chê dưa hường có thể vừa hái vừa xơi
Rượu có thể vừa đi vừa uống


Núi giữa trùng dương ơi có bí ẩn gì đâu
Hay là nghiệp hành giả đi qua cuộc tái sinh trong cõi trời Tịnh độ
Nhà khảo cổ hỏi quần thể đá chạy cát bay những vết chân tiền sử
Nhà thơ hỏi tăm cá bóng chim
Đức cần lao của mây trôi sóng vỗ
Tôi hỏi hư vô không gian duyên hải Champa
Thánh thần và vũ nữ
Ngẫu nhiên gặp tiếng hát tràn ly cocktail hai ông già
Bóng dáng những mối tình bất tử


Góc biển chân trời ơi có bí ẩn gì đâu
Tất thảy quá bình yên như chưa từng giông tố
Tôi vất bớt những lố bịch cravat comple giữa một ông áo thun một
ông quần ngố
Vất hết lạc lõng ngôn từ phơi nhiễm diễn văn
Để bồng bềnh trong mandala tình yêu và biển cả
Nghe trầm tích cảng thị Cri Vinaya nồng nàn trang hải sử
Bóng xưa những con tàu chở từ vườn Lâm Tỳ Ni những bông sen vàng
Từ địa đàng Eden những mùa táo đỏ
Mùi vang nho châu lục quê nhà Kha Luân Bố
Trái đất quá mảnh khảnh dưới sức nặng tình yêu
Chưa thiếu chưa thừa vẫn chưa bao giờ đủ
Sàn nhảy thần Shiva
Thánh thót giọt mồ hôi vũ trụ


Tự do ơi có bí ẩn gì đâu
Xin chia sẻ chút ký ức tuổi thơ loài người săn bắt và hái lượm
Quên luôn vật xa xỉ bó chân vướng đầu là giày và nón
Để đạp sóng đội mây cho nhẹ nhõm
Đừng bàn luận tiền bạc và thời gian
Ăn nói tốn trời ăn chơi tốn biển
Bốn đại dương nếu cần nhậu một vẫn còn lại cho thiên hạ được ba
Uống bớt ngàn năm so với thế giới triệu tỉ vô thường cũng chưa thể
gọi là dài rộng


-------------------
(*) Tác phẩm của Trần Quốc Vượng
(**) Tác phẩm của Lê Văn Ngăn


(SH315/05-15)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.