Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt sách về nhạc sĩ Phạm Duy
Tham dự chương trình có ông Phan Ngọc Thọ- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phan Thiên Định- Bí thư Thành ủy Huế cùng các văn nghệ sĩ và công chúng yêu nhạc Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã biết chơi guitar, mandolin. Tình yêu âm nhạc đã thôi thúc chàng thanh niên Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác dù chưa từng học qua một trường lớp âm nhạc nào.
Nhạc sĩ Phạm Duy là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới cho âm nhạc hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong thể loại tình ca, viết về tình yêu con người, tình yêu quê hương và đất nước. Nhạc của ông thanh thoát, nhẹ nhàng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc hàn lâm phương Tây, tạo nên một phong cách riêng, với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, ảnh hưởng tới phong cách nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ sau này.
Nhạc sĩ Phạm Duy là một tên tuổi lớn, có nhiều đóng góp cho nên Tân nhạc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền Tân nhạc Việt Nam một số lương âm nhạc đồ sộ, có giá trị nghệ thuật, đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
|
Nghệ sĩ thể hiện ca khúc Tôi yêu tiếng nước tôi của nhạc sĩ Phạm Duy |
Nhạc sĩ Phạm Duy, người đã gắn bó với Huế từ năm 1944, ông xem Huế là cái nôi của nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc. Ông đã dành sự quan tâm, tìm hiểu các làn điệu âm nhạc cung đình Huế, nhiều tác phẩm đã sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống như Về Miền Trung, Ai vô xứ Huế thì vô, Nước non ngàn dặm ra đi…Các tác phẩm của ông đi vào lòng người bởi sự kết hợp nhuần nhị giữa tính truyền thống và sáng tạo độc đáo.
Tại chương trình, các văn nghệ sĩ đã ôn lại kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những tình cảm mà văn nghệ sĩ dành cho ông và những đóng góp của ông đối với âm nhạc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Chương trình cũng đã giới thiệu đến người nghe nhưng ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như Tôi yêu tiếng nước tôi, Huế đa tình, Tình ca, Về miền Trung, Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh…
|
Đông đảo công chúng yêu nhạc Phạm Duy đến tham dự |
Dịp này, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã giới thiệu đến công chúng cuốn sách “ Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Cuốn sách dày hơn 400 trang do Nhà xuất bản Thuận Hóa và Hội NC&PT Di sản văn hóa Huế ấn hành. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về mối quan hệ gắn bó tình cảm ảnh hưởng đến sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy với một địa phương.
Với hơn 40 bài viết, cuốn sách được chia làm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn”. Cuốn sách đã nói về âm nhạc Phạm Duy đã tác động tình yêu nước, khát vọng đấu tranh thống nhất đất nước đến tuổi trẻ Huế trước 1975 và sau ngày ông hồi hương. Kỷ niệm năm 1953 ông đến Huế được các cô gái cháu Đức Từ Cung tiếp vào một đêm trăng ông đã xúc động sáng tác nên bài Dạ Lai Hương. “Mối tình thơ nhạc 10 năm” và đã sáng tác 50 ca khúc từ thơ của người con gái ấy, chuyện sâu kín trong bài Tình Ca “Biết ái tình ở dòng sông Hương”…
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, Phạm Duy không những là một nhạc sĩ ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam, ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đep, sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ, thuyết trình về thơ như một giáo sư dạy văn. Phạm Duy đã bình 10 bài thơ của Bích Khê trước khi ông phổ nhạc 10 bài thơ ấy thành tập Dị Khúc.
Phương Anh
Sở Văn hóa và Thể thao vừa tổ chức lễ công bố Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 03/02/2020, Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020) và Trao thưởng cuộc thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Sáng ngày 3/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “90 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”.
Chiều 17/01, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội Báo Xuân Canh Tý 2020 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng sự phát triển”.
Chiều ngày 17/1. tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế – Tạp chí Sông Hương và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật Mùa xuân và con giáp năm Canh Tý 2020.
Chiều ngày 16/1/2020, tại Brunei đã diễn ra Lễ trao giải thưởng du lịch ASEAN trong khuôn khổ Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) năm 2020. Thành phố Huế cùng 02 thành phố khác của Việt Nam(Quy Nhơn và Vũng Tàu) vinh dự nhận danh hiệu "Thành phố Du lịch Sạch ASEAN 2020-2022".
Ngày 17/1, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với nghệ sĩ Yumiko Ono (đến từ Nhật Bản) tổ chức Triển lãm sắp đặt đương đại về kiến trúc Nhật Bản trên nền chất liệu lụa truyền thống của Việt Nam với chủ đề “Chất hữu cơ”.
Sáng ngày 17/01 (tức 23 tháng Chạp Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ Thướng Tiêu (Dựng Nêu) tại sân trước Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Đại Nội Huế và tại Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Chiều 14/1, tại công viên Thương Bạc, Ban Dân vận Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động, Hội LHPN, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chữ Thập đỏ, Trung tâm Văn hóa - TDTT, Bảo tàng Văn hóa Huế và Nhà thiếu nhi Huế phối hợp tổ chức chương trình “Tết Huế” 2020 nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Canh Tý.
Chiều ngày 13/01, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2019.
Ngày 13/01/2020, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Y tế Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP), Trung tâm Giáo dục nhân đạo Huế và Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao học bổng Nguyễn Trường Tộ lần thứ 17 cho sinh viên Đại học Huế.
Sáng 12/1, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Chương trình "Tết Sum vầy, mừng xuân - ơn Đảng" năm 2020.
Chiều ngày 9/1, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết tình hình hoạt động năm 2019 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
Chiều 06/01/2020, Bảo tàng Mỹ thuật Huế vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai kế hoạch công tác năm 2020.
Sáng ngày 6/1, Tại Nhà văn hóa lao động (100 Phạm Văn Đồng), Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ gặp mặt đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế và những chủ xe xích lô.
Mùa xuân dâng tặng cho con người những kì thú hiếm hoi. Đất trời phát tiết những gì tinh túy để tô điểm cuộc đời. “Đọc lại những vần thơ của Bác mỗi dịp tết đến xuân về, ta như được sống lại những năm tháng trong tình thân ái bao la của Bác”. Mùa xuân là mùa của yêu thương, dâng hiến. Mùa xuân, chúng ta nhớ đến “Bông huệ trắng”, về mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô Lê Thị Huệ.
Sáng ngày 01/01, Sở Giao thông vận tải tổ chức lễ khai trương tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Huế đi Đà Nẵng.
Chào đón năm mới 2020, mừng xuân Canh Tý, sáng 01/01/2020, Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Thừa Thiên Huế, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Văn phòng đại diện tại Thừa Thiên Huế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Công ty Cổ phần (Vietnam Airlines) tổ chức sự kiện “Lễ đón những du khách đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2020”
Tối ngày 31/12, Trong không khí vui tươi chào đón năm mới, một chương trình đặc sắc mang tên “Countdown” - "Chào 2020 - Đêm sắc màu" lần đầu tiên đã diễn ra tại trung tâm ngã 6 thành phố Huế.
Từ ngày 27/12/2019 đến 08/01/2020, thương hiệu bia Huda tiếp tục thực hiện chương trình tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt với mong muốn mang tới một mùa Tết hạnh phúc và ấm áp hơn cho người dân miền Trung.