NGUYỄN ĐỨC SƠN
Bến
Qua bao đèo cao, vực sâu heo hút con đi
Cái để lại còn muôn năm mới
Ba lô mang ánh trăng vàng, hành trang bên suối
Ý chí mong về đến bến
Giải phóng quê hương
Theo suối chảy, sá gì nhọc nhằn
Để con rèn đôi chân mong về bờ bãi
Núi che, có sức mẹ đùm cho con gạo, muối
Niềm tin đó, rắn rỏi đôi vai
Trường Sơn và ánh trăng đậu trên vành mũ tai bèo
Khát vọng con đường
Lời hứa con muốn dành cho mẹ
Ngày ấy luồn sâu, bản trú vách đá hẻo
viên thuốc ký ninh còn thiếu
Đôi dép nối quai, con sốt rét
vắt muỗi, cánh rừng, mùi hăng nồng chất độc hoá học*
Nước da con xanh như lá rừng
Đôi chân run, vết thương chưa lành…
Con nhớ như có đại ngàn che chở
Được bàn tay mẹ nâng thấu bờ vai cứng cỏi
núi suối dài như tình mẹ
tiễn đêm đoàn quân vào trận
Ba lô con chất đầy
Dẫu gió mưa mù trời
Kháng chiến trường kỳ
Niềm tin mẹ cho con từ bếp lửa
Từ độ ấy lời thề sắt son
Gói chặt, chất trên vai ý chí sông núi
thấm vào ngực con
Niềm tin như rừng lim, rừng sến, kiền kiền
Dòng suối A Roàng, A Đớt, A Ngo
Hồng Hạ, xã Nhâm, A Lin
Cuội đá màu thủy chung
và đoàn quân cập bến vào trận đánh cuối cùng…
Từ bến Hương giang
Con nhớ da diết mẹ ơi!
-----------------
* Đại ngàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ kháng chiến là vùng bị rải chất độc da cam của đế quốc Mỹ.
Mùa đông về nhen bếp lửa
Mùa đông cửa biển
Gió đông bắc trở mùa
Con thuyền nằm bến mơ ra khơi
Hằn vết chân chim chạy dài
Cạn bờ lên bọt nước
Nỗi thấu tràn mưa nặng hạt
Vớt rêu rong lạnh giá
Ai thấu mùa đông buồn vui
Cửa biển lo chăm chút, mùa dằng dịt sợi neo
Bồn chồn đun reo niềm suy nghĩ
Nghe cơn áp thấp mà mong đổi mùa
Mùa đông gió khô mùi bùn đầm phá
Biển ngả nghiêng sóng dào lên
Nỗi thèm đi biển bươn chao
Mùa cho lưới vắt sào
Va trắng mạn thuyền
Con đường về bến chợ
Xa khơi mùa đông ngóng đợi
Khơi xa biển mong ước chong bờ
Chở thấu nỗi sóng yên
Rừng phi lao cong ngọn gió ào
Mùa đông về nhen bếp lửa thuyền ơi!
(TCSH429/11-2024)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)