Chùm thơ Đào Ngọc Chương

08:56 08/12/2017


ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Minh họa: Nhím

Ba tôi

Không có cơn co giật
Gió vẫn rất lặng lẽ thổi qua khu vườn đêm
Và tiếng dế hình như thế
Người đàn ông nằm đã lâu chờ đợi
Chuyến tàu đêm còn rất xa sân ga và rất gần khoảng trời đã tối
Không ai biết được người đàn ông đi về phía nào và tôi
Cố níu lấy sân ga vô vọng
Giọt nước mắt đã rớt xuống thầm lặng hơn tiếng gió
Trong hang tối và hốc mắt
Thời gian kéo giãn ra hai phía đầu và cuối đường tàu


Tôi ngồi trên sân ga mân mê bông cỏ khô
Chuyến tàu đầu tiên trong cuộc đời tôi có người đàn ông đang nằm đợi
Tôi khóc
Giọt nước mắt héo hắt
Ba tôi bước ra từ tiếng còi tàu nhìn tôi cười
Nụ cười chuyển dần sang ánh sáng và bay đi


Tôi biết rất lâu về sau
Tiếng còi tàu mới dứt
và sân ga còn lại người đàn bà là mẹ tôi và mẹ tôi
Hai tay nắm chặt lại



Đang diễn ra một tồn tại

Tôi đi trong hoàng hôn ngồi xuống tảng đá rêu phong lưng chừng
trời gió
Ai đã đi xuyên qua thời gian theo hướng chim bay
Bóng ẩn hiện trong dòng sông những linh hồn tìm nhặt lời của
mây
Đã chìm nổi một đời
Trong ý tưởng của hư vô
Khánh kiệt


Tồn tại đã diễn ra như thể những sinh linh đeo chiếc gông
Trên vai và hai tay
Trong đầu và lưỡi
Đôi môi riêng một niềm
Giam hãm mắt nhìn vào quá khứ
Ai đã bảo đó là lịch sử của một linh hồn
Chiếu xuống vô vàn những đôi chân ngược xuôi trên những con
đường quê và phố


Tôi đi trong hoàng hôn của những linh hồn chết
Tôi rớt xuống trong đêm
Rất sâu
Tiếng kêu cứu vỡ ra thành những bọt khí
Bay thật lịch sự trong cỏ cây, trong rau quả, trong vịt gà và trong
những đứa trẻ
Ai đã đốt cháy những khu rừng và vắt kiệt những dòng sông


Sự vinh danh tồn tại đã diễn ra theo cấp số nhân
Những bọt khí tiếp tục vỡ ra những lời kêu cứu kêu cứu những lời
kêu cứu


(TCSH345/11-2017)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.

  • NGUYỄN DUY

    Nhìn từ xa... Tổ Quốc!