ĐẶNG MỸ DUYÊN
Tác phẩm "Thiếu nữ" của HS Vũ Duy Tâm
Giấu
Em giấu giọt nước mắt trong sợi tóc dài
Một hôm nào đó sẽ thả rớt trên tay...
Anh vô tình nhặt lấy.
Em giấu nụ cười trong buổi chiều nín gió
Ly cà phê không anh
Thơm và đắng như một hoàng hôn
Nhớ ngất ngưởng đỉnh cười.
Em giấu anh trong mặt trời
Để không ai nhìn thấy được
Nhưng mỗi ban mai ánh nắng chạm chân xuống đất
Cũng là khi anh chạm vào em.
Chỉ là khái niệm thôi
Hoa hồng...
bây giờ chỉ là khái niệm thôi
Một thứ biểu tượng của tình yêu chứ hoa vẫn cứ là hoa,
chỉ xuất hiện trên cõi đời trong chốc lát
Vậy mà vẫn cứ vật mình khắc khoải
Tự rụng hết gai
Mong một mối yêu về...
Hoa hồng bây giờ chỉ là khái niệm thôi
Cái gọi là biểu tượng tình yêu đã nằm trong sách vở
(Mà sách vở bây giờ người đời không đọc
Chỉ cần một cú nhấp chuột
Là có cả mớ hoa hồng đỏ vàng xanh...)
Cái ước muốn có một sự lành
Đã tàn lụi từ những ngày phủi giọt nước mưa trên tay áo
Trôi ra biển thẳm tìm vàng...
Vàng không thấy
Mà trời giông bão
Xé giấc mơ hoa tan từng cánh lâu rồi.
Bởi vậy
Hoa hồng
Chỉ còn là khái niệm thôi...
Người nhận hoa giờ chừng cũng hờ hững lắm.
(SH308/10-14)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...