VŨ TRỌNG QUANG
Minh họa: Nhím
Chỗ nằm dưới lòng đất
Mẹ ngồi đan thời gian thành chiếc áo sông dài núi cao biển vô tận
hết thảy con đường thanh xuân
mũi kim lần theo mệnh số
Hoang mang lời mách bảo
giằng xé va chạm lý trí không nguôi
tôi đi tìm vô ảnh từ tiếng kêu chim cú mèo
nửa thế kỷ dòng sông chậm nguồn ra đại dương
lịch sử sóng vỗ triền miên bão dữ
người lính ấy trúng đạn lâu rồi
linh hồn bàn tay không cầm súng bay về đầu đôi cánh
Đi dọc chiều dài mũi kim tháng năm
trang bị mãnh liệt lòng thành khẩn
chiếc la bàn hướng bắc trái tim
tôi nguyện cho tôi thêm mặt trời
loài bò sát có trí thông minh dẫn lối
mùi hương từ loài hoa dại không hương
con chắp tay bên Người
bên kia linh thiêng xin cho con mở mắt
Xin cho con thấy xin cho con thấy
tên tuổi nơi chốn chiếc cầu cành cây khô kích thước cự ly
toàn thân tôi run lên miệng tôi há hốc mắt tôi rực sáng
nhìn ra hướng đông sóng vỗ niềm tin cảm nhận
chỉ riêng mình nghe tiếng thì thầm vọng gọi xa xôi
mở cửa tâm linh tôi khai đất
những cuốc đất kinh động đùn lên nấm mồ
tự hủy hồ nghi quá khứ
Chính sự quên quên nuôi dưỡng trí nhớ
thi thể không còn xương tàn biến dạng
làm sao hội ngộ cùng xác chết đám đông
người hiện hữu giữa trần ai bằng sự vắng bóng
mưa rơi dịu dàng lặng lẽ vào bình minh
Nguyện trăng về hướng bóng tối tôi về hướng ấy
người bí mật khuya khoắt vào huyệt bên hàng dương gió hú
(như bí mật sống bí mật yêu bí mật cầm súng bí mật ngã xuống)
nghe lịch sử sóng vỗ êm đềm
Bí ẩn u minh phục sinh thái sơn phục sinh ngọn lửa
thắp hàng nến sáng lên nhang khói mịt mùng
cân não thèm rơi nước mắt
yên lòng trở lại xứ sở quê nhà nơi tôi biền biệt ra đi
đêm nay không mộng mị nhớ câu thơ tiên tri
được giấc tròn thanh thản
có ai nhẹ nhàng lay tôi dậy
mưa rơi dịu dàng lặng lẽ vào bình minh
Chim cú mèo đã vỗ cánh
đưa chiếc áo năm mươi năm đan xong bay về trời
thêm một lần Mẹ rưng rưng đội mang khăn đẹp
Cha ơi
con yêu tro bụi vô cùng.
(TCSH346/12-2017)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT