Lời ru bên triền sông
Chúng ta nói với nhau rất nhiều
về những giấc mơ giữa lòng bàn tay vàng phù sa châu thổ
đêm bắt đầu tựa như đêm cuối
đằng đông phát sáng một vì sao
ngày ta chào đời
tiếng khóc chôn cùng tiếng sóng
con nước bơ phờ bạc trắng
tóc mẹ trôi giữa mùa lau
nhớn nhác đàn sẻ nâu
đêm ngai ngái màu mưa lũ
lời ru giàn giụa
giọt long lanh mấy nhịp hao gầy
ngày mai
tiếng nấc gió đầy tay
mấy mùa sương loang
mẹ níu chặt vạt đêm
qua sông
chong đèn chập chờn tìm vầng trăng nở muộn
lòng sông trơ đáy
cạn khô dồng dộc bóng người
những lời ru hát vào khoảng không
con nước vẫn lên
ngọn cỏ lau dập dềnh theo ngày cũ
đêm chẳng lành
mẹ chưa từng nói
lấy gì vá víu khôn nguôi.
Mùa đông bên chùa Diệu Đế
Sương sớm, một nửa đêm chưa dứt
chùa cũ ngả bóng dài
cửa gỗ khép kín
lòng đã mở rộng như đất trời.
Tiếng chuông nhẹ rơi
vành nón tre ngả nghiêng bậc đá
vạt áo tía phảng phất như hương.
Bức tường đá chạm vào mùa đông
những câu chuyện vắng mặt từ lâu
những nỗi buồn như mưa rơi qua bậc cửa
không kêu, không cạn, chỉ lặng lẽ tàn phai.
Áo tía gió qua, không quên quay lại
chút hương trầm lẩn khuất bay lên
lời tụng niệm nối dài
nụ cười vô ngôn cổ tự.
Không có khói, không có gió
không cần nhìn, chỉ cần thấu hiểu
không cần nói
những vòm cây xòe lá trong sương
để mặc sông trôi.
(TCSH56SDB/03-2025)
LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.
PHAN TRUNG THÀNH
Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng
PHƯƠNG NAM
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc
LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.
NGỌC TUYẾT
VI THÙY LINH
HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)
Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu
NGUYỄN NGỌC PHÚ (Trích trường ca)
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
TUỆ NGUYÊN
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương