Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế

09:07 04/07/2016

Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…

Huế cùng với 17 thành phố khác trên thế giới được vinh danh 'Thành phố Xanh quốc gia' năm 2016.

Mới đây, tại thành phố Huế, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức trao cúp cùng chứng nhận “Thành phố xanh Quốc gia” năm 2016 cho thành phố này.

Được biết, trong năm 2016, trên thế giới có 125 thành phố thuộc 21 quốc gia tham dự cuộc thi “Thành phố Xanh toàn cầu”. Huế là thành phố đầu tiên tại Việt Nam tham gia cuộc thi và đã vượt qua các tiêu chí khắt khe của chương trình để lọt vào đến chung kết “Thành phố Xanh toàn cầu”, đứng trong top vinh danh 17 thành phố xanh quốc gia của WWF. Trong đó, Paris – “kinh đô ánh sáng” đã trở thành quán quân của cuộc thi.

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 2
 
   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 3

Cây xanh có mặt ở khắp nơi trong thành phố Huế.

Ngay trong lần tham gia đầu tiên, Huế cam kết đến năm 2020, thành phố giảm 20% mức phát thải khí nhà kính so với mức phát thải của năm 2011.

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 4

 

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 5

Huế cam kết năm 2020, giảm 20% mức phát thải khí nhà kính so với năm 2011.

Để làm được những điều đó, phải kể đến những nỗ lực của người dân và chính quyền thành phố Huế trong việc chú trọng xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Và đặc biệt là việc quan tâm đầu tư xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh. Cố đô Huế được biết đến không chỉ bởi nét đẹp cổ kính của những chùa chiền và quần thể di tích đền đài, lăng tẩm của các bậc vua chúa, mà in đậm trong lòng du khách từng đến Huế là những con đường với hàng cây cổ thụ rợp bóng.

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 6

 

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 7

Chú trọng xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh.

Nếu như người ta ví sông Hương là gương mặt của Huế thì cây xanh chính là dáng, là da cho cơ thể của một thành phố xanh, sạch, đẹp.

Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 8

 

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 9

 

   Chiêm ngưỡng 'Thành phố xanh Quốc gia' nơi kinh đô Huế - Ảnh 10

Những con đường rợp bóng cây xanh, hình ảnh quen thuộc ở Huế.

Thông tin từ Trung tâm công viên cây xanh Huế, đơn vị hiện đang quản lý hơn 62 nghìn cây xanh đường phố; trong đó, hơn 8 nghìn cây xanh có tuổi từ một đến ba năm; hơn 410 cây xanh hơn 50 năm trở lên. Đặc biệt có những cây xà cừ, long não, bồ đề, ngọc lan... rải rác tại các công viên, đường phố có từ tuổi thọ từ 80 đến 90 năm.

Ở Huế đã có những con đường mà người ta đã quên đi tên chính thức của nó và thay vào đó là tên của những loài cây đã hiện hữu tại đó suốt bao năm tháng như đường Phượng bay, đường Xà cừ, đường Bồ đề…

Với những tiền đề trên, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế phấn khởi chia sẻ: “TP Huế cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để trở thành thành phố có môi trường trong lành, người dân thân thiện, chính quyền vì dân, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, với truyền thống văn hóa - lịch sử".

Theo Kông Thành ( nguoiduatin.vn)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển”  vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.

     

  • Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

  • Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.

  • Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.

  • Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.

  • Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.

  • Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.

  • Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!

  • Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. 

  • Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

  • Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt Nam biên tập, xin giới thiệu đến với quý bạn đọc.

  • Đêm xuống, sau khi chờ cha đi ngủ, đứa bé mới trốn cha đi học hát. Người chị cột sợi dây ở ngón tay, đầu dây kia móc ở ngách cửa, lơ mơ ngủ. Khuya, cô em gái về, khẽ giật sợi dây, cánh cửa được hé ra, một bóng nhỏ loắt choắt nhanh nhẹn len vào trong, bóng đêm im lìm phủ lấy ngôi nhà, không một ai hay biết.

  • Từ xa xưa, nghệ vàng thuốc bắc là một trong những phương pháp bí truyền của các bà mụ xứ Huế để giúp các mỹ nữ Cung Đình lấy lại vóc dáng thon gọn và làn da hồng hào, quyến rũsau khi sinh.

  • Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ khoét ngạch trộm cổ vật…

  • Theo Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, khi biên soạn cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã lặn lội từ Nam Bộ ra Huế, ngược dòng Hương Giang, lên đến ngã ba Tuần, rồi vượt sông qua bên tê tả ngạn dòng Tả Trạch để kính viếng lăng chúa Nguyễn Phúc Chu....

  • Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?

  • Từng lâm cảnh đầu rơi với thịt nát xương tan, người ta đồn rằng đây là những vị thần trấn yểm, bảo vệ giấc ngủ và gìn giữ kho báu mà triều thần an táng cùng Vua Gia Long dưới lòng cổ mộ!

  • Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…

  • Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.

  • Ngày 16/1/2015, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Bộ Quốc phòng về văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 2009-2014).