Tối 2/9, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện cầu truyền hình trực tiếp "Bài ca kết đoàn" nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh (1969 – 2019). Chương trình diễn ra tại 4 điểm cầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế,. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, điểm cầu truyền hình được tổ chức trước cổng trường chuyên Quốc học Huế.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ đãn đầu đoàn lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dâng hoa tại tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường chuyên Quốc học Huế
Đến tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Ngọc Thiện – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa lên tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường chuyên Quốc học Huế |
Theo Ban tổ chức, chương trình cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” gồm 4 chương: “Đoàn kết để thống nhất đất nước”, “Đoàn kết để phát triển đất nước”, “Trong sạch để giữ khối đại đoàn kết” và “Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”.
Tại Thừa Thiên Huế, trong không khí trang nghiêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành dâng hoa lên tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường Quốc học Huế.
![]() |
Điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ chiến sĩ, học sinh trên địa bàn với các tiết mục nghệ thuật chào mừng; giới thiệu về phóng sự “Cội nguồn của đoàn kết - phát triển tư tưởng đoàn kết dân tộc trong thời gian Người ở Huế”, giới thiệu về trường Quốc học Huế nơi Nguyễn Tất Thành tham gia học tập những năm 1907 - 1908, các công trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế; tiết mục “Dấu chân phía trước”; hợp xướng “Đất nước trọn niềm vui” do các nghệ sĩ, diễn viên Huế thực hiện; liên khúc “Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại”; tiết mục “Gió lộng bốn phương”;...
![]() |
Tại Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm 1907-1908, lần đầu tiên Người biết đến khẩu hiệu: "Liberté - Egalité - Fraternité" (Tự do - Bình đẳng - Bác ái) treo trên đầu lớp học. Chính tại đây, Người có cơ hội gặp gỡ thầy giáo Lê Văn Miến và ghi nhớ lời thầy: "Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không chiến đấu cứu nước là bất trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước là bất dũng!" Từ đó, Người nhận ra những hạn chế trong con đường cứu nước và phương pháp cách mạng của các bậc cha chú, để lựa chọn một con đường đi của riêng mình: hướng sang phương Tây "tìm xem những gì ẩn náu" đằng sau các chữ: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
50 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi đi xa, di sản của Người để lại là bản Di chúc đến nay vẫn còn nguyên giá trị; chặng đường gian truân và rất đỗi tự hào 50 năm qua để thực hiện năm di nguyện lớn của Người: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; Xây dựng đội ngũ Đảng viên trong sạch, vững mạnh; Bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng; Củng cố khối đại đoàn kết quốc tế.
![]() |
Chương trình cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” nhằm tuyên truyền cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; khơi dậy, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, động viên cán bộ và nhân dân tích cực thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Phương Anh
Chiều 01/4, tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm “Gác Trịnh và những người bạn” nhân kỉ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2022) và 10 năm thành lập Gác Trịnh.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ban tổ chức Festival Huế vừa có thông báo quyết định thay đổi thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 từ ngày 25/6 đến 30/6/2022 thay vì diễn ra từ ngày 9 đến 13/4 như dự kiến.
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và UBND các phường, xã tiến hành khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng 30/3, tại công viên Tứ Tượng – TP Huế đã diễn ra trưng bày Hội sách Alpha Books năm 2022 do Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) tổ chức.
Sáng 30/3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phong Điền khai mạc trại sáng tác “Giấc mơ Phong Điền”.
Sáng 27/3, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ phát động 'Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 27/3 và Khai mạc Giải Việt dã truyền thống lần thứ 30 năm 2022.
Sáng 27/3, Trường Tiểu học Điền Lộc, huyện Phong Điền, Huyện đoàn Phong Điền phối hợp với Đoàn Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức Hội thi Mỹ thuật với chủ đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với quê hương, đất nước”, “Trường học xanh - sạch - sáng, 4 mùa hoa”.
Ngày 26/3, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đơn vị tổ chức “Ngày hội đạp xe vì du lịch và môi trường”.
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phối hợp tổ chức khai mạc trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản”.
Phố đêm Hoàng Thành dự kiến khai trương vào ngày 22/4/2022 và đi vào hoạt động từ 19 đến 23 giờ các ngày thứ 6, thứ 7 hàng tuần.
Từ ngày 29/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Công ty CP VIETSOFTPRO (VPS) sẽ triển khai dịch vụ đạp xe chia sẻ công cộng tại các khu vực trung tâm thành phố Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Giải chạy VnExpress Marathon Huế năm 2022.
Sáng ngày 24/3, Sở văn hóa và thể thao tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền và xã Phong Mỹ tổ chức trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế” và Hội thi “Theo dòng Lịch sử”. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2022) và 75 năm ngày thành lập chiến khu Hoà Mỹ (1947 -2022).
Chiều 23/3, tại Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế đã diễn ra Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ V do Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều 21/3, Viện Bảo tồn di tích, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi giới thiệu ấn phẩm “Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ - Tư liệu Viện Bảo tồn di tích”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những mục tiêu cụ thể đến năm 2030.
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc triển khai thực hiện mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch.
Ngày 19/3, UBND thành phố Huế đã tổ chức Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ I - năm 2022 trên sông Hương và sông Đông Ba, tại khu vực Công viên Trịnh Công Sơn - phường Gia Hội.