Cái bể nước

14:10 29/11/2013


PHẠM XUÂN PHỤNG

Tác phẩm "Tàn lụi" của HS. Lê Anh Huy

Cái bể nước

Cái bể nước
Bề rộng bằng hai phần ba chiều dài
Nghĩa là rộng dài bao nhiêu tùy ý
Nhưng chiều cao không bao giờ
Vượt hơn tầm mắt
 
Cái không vượt hơn tầm mắt
Chứa cái phóng túng trời cao

Mặt đất có
Những con bò nuôi
Nhưng con bò rống
Những con bò no cỏ
Lim dim cười

Mặt đất
Còn có
Những con chó giữ nhà cho chủ
Nằm khoanh liếm khúc xương thừa
Và liếm những giọt nước mưa
Hiếm hoi lạc vào bậu cửa

Bầu trời có
Những con chim
Con ngủ
Con bay
Con say hót

Nhưng dưới đất
Cũng có những con chim bị nhốt
Để ông chủ vừa lòng
Khi nghe tiếng hót
Những con chim không bao giờ dám rời lồng
Vì đã quên cách tìm mồi hoang dã
Và quên cả trời cao

Cái bầu trời nhìn trong veo
Còn có vô vàn hạt
Quay theo hướng gió xoay chiều
Có khi rơi vào bể nước

Những con bò khát
Vục mõm uống nước mưa
Ngày đầu ngọt lành
Rồi lắc lắc đôi sừng
Vẫy đuôi đủng đỉnh
Bước

Những con chim trong lồng thôi hót
Chúi đầu chíp chíp
Rồi ngẩng cổ nuốt từng dòng ngon ngọt
Những giọt nước mưa ngày đầu tiên
 
Để trở nên hữu ích
Có khi nước mưa phải bị cầm tù

Ngày tiếp theo
Mặt đất
Những ngọn gió theo luồng
Đám cỏ lau nghiêng ngả
Những ngọn gió xoáy non
Chết yểu
Đám bụi vừa hốt lên không trung
Hoang mang hỗn loạn
Không còn ngọn gió đưa đường
Những đứa con hứa hẹn thành giông bão
Vĩnh viễn bào thai gió chết lưu

Thiên nhiên không còn hào hứng ban tặng
Những giọt sự sống trong lành
Cái bể nước trở thành vị cứu tinh
Của những con bò nuôi để thịt hay để vắt sữa
Những con chó giữ nhà hay đơn thuần là chó cảnh
Và những con người không biết là chủ hay tớ
Trừ loài chim không bị nhốt trong lồng

Ngày tiếp theo
Gió chết.
Nắng khét
Mọi vật nuôi đều phải vục mõm cúi đầu
Chúi vào bể nước mưa
Không cần biết nó đã bị vấy bẩn.
Bởi bò, chó. Và người

Ngày tiếp theo tù hãm
Cái vật thể luôn luôn linh động
Biến chuyển vô cùng
Để luôn luôn sống 
Nuôi những giấc mơ…
Đã chết!

Cái bể nước rộng dài
Ôm loài ưa tù đọng

Những con người
Và những con bò, chim, chó
Nói chung là
Những con vật nuôi
Có nguy cơ
Chết khát
Ngay cạnh cái bể nước
Nhìn chung là
Long lanh
Nhưng không còn là
Nước trong lành…

        Huế, Mùa hè nung 2013

(SH297/11-13)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.