Chiều ngày 22/7, Bảo tàng văn hóa Huế phối hợp với Chi hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế tổ chức Buổi nói chuyện chuyên đề " Một số kết quả nghiên cứu mới về thời Chúa Nguyễn" của nhà nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Anh Huy.
Nhà nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Anh Huy tại buổi nói chuyện chuyên đề
Buổi nói chuyện là dịp để nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy giới thiệu những kết quả nghiên cứu về thời chúa Nguyễn, như: 5 chuyên đề tiền thời Chúa Nguyễn; Theo dấu các chúa Nguyễn qua những bức ngự đề, ấn triện của các chúa Nguyễn, trấn thủ Quảng Nam 160; về hai chuyến ngự du; Chùa ngự kiến Hà Trung, Thiền Lâm; Tư tưởng thống nhất, cung điện mùa đông, cung điện mùa hè…Đây là một đề tài gắn liền mật thiết với sự phát triển của vùng đất của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân và xứ Đàng Trong.
Đề tài nghiên cứu về thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy đã ấp ủ và dày công nghiên cứu trong nhiều năm nay. Anh nghiên cứu thời chúa Nguyễn bằng tất cả sự nhiệt tình, đam mê và theo phong cách riêng của mình từ sự lựa chọn đề tài cho đến việc sưu tầm tư liệu và đưa ra các nhận định, lý giải vấn đề. Anh nghiên cứu với nhiều đề tài phong phú khác nhau trong phạm vi không gian ngày càng mở rộng, không chỉ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà trải dài các tỉnh miền Trung.
![]() |
Đông đảo nhân sĩ trí thức đến tham dự |
Tại đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy cũng đã chia sẻ về đề tài “Chúa Nguyễn với tín ngưỡng Quan Thánh”, đây là nghiên cứu anh đã tham dự hội thảo quốc tế “Giao lưu văn hóa tại các thương cảng quốc tế thời trung đại ở Việt Nam và Đông Nam Á” tổ chức vào ngày 12/7 tại Hội An.
Là một người nhiệt tâm với di sản văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy đã dành nhiều thời gian đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề mang tính gai góc của lịch sử Việt Nam và văn hóa Huế. Với một thái độ khoa học cầu thị, thẳn thắn và không ngại tranh luận để đi đến tận cùng chân lý, anh mạnh dạn nêu lên và trao đổi với nhiều học giả và nhà sử học các vấn đề về đồ sứ men lam Huế và đồng tiền họ Mạc, về quốc hiệu Việt Nam dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng là Đại Cồ Việt hay Cồ Việt, và miếu hiệu của các vua Nguyễn...
Phương Anh
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013