VŨ THỊ KHƯƠNG
(Kính viếng hương hồn những liệt sĩ trên dòng Thạch Hãn)
Hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn - Ảnh: internet
Đêm lễ hội Hoa Đăng
Ngàn vạn bông hoa lửa
Thả xuống dòng sông
Dòng sông
Rực lên như dòng sông lửa
Phun trào từ núi lửa dưới đáy sông
Dòng sông
Những bông hoa lửa
Trên lớp lớp sóng xanh
Bồng bềnh
Huyền thoại
Gọi sao trời
Kể chuyện
Những câu chuyện
Của những chàng trai
tuổi thanh xuân
Họ như những chàng hoàng tử của Long Vương
Áo bào rực đỏ
Hiện lên từ những bông hoa lửa.
Những vì sao
Lấp lánh
Lấp lánh
Là những nàng tiên của Thượng đế
Xuống nghe
Khúc tráng ca
Thời đạn bom
Máu lửa
Nơi đây
Dòng sông bị băm nát từng ngọn sóng
Đôi bờ không một tấc đất vẹn nguyên
Mặt đất và lòng đất
Nổi sóng
Dòng sông dựng ngược giữa trời
Máu và Lửa
Lửa và Máu
Nhuộm đỏ nhau
Tám mươi mốt ngày đêm
Không một phút giây ngơi nghỉ
Trời và Đất
Đất và Trời
Không phương hướng
Lẫn vào nhau
Khét và tanh
Thuốc súng đạn bom và máu và thịt xương
Con người không kịp biết đến sống và chết
Những chàng trai
Tuổi đôi mươi, mười tám
Sương thịt non tơ
Hồn nhiên, trong trắng
Có người trong túi áo
Có phong thư của người yêu,
Chưa kịp đọc
Có người nhớ mâm cơm chiều nồi canh chua mẹ nấu
Có người nhớ
Trên giảng đường ghi không kịp lời giáo sư
Có người nhớ
Và bao nhiêu nỗi nhớ
Đầy ắp như nước sông mùa lũ
Những vì sao, những nàng tiên
Lắng nghe
Lắng nghe
Lệ nhòa đẫm dòng sông
Hết đạn bom
Trời đất bình yên
Những chàng trai
Không về
Mẹ cha mong
Người yêu ngóng…
Sông nước, đất đai, mây trời Thạch Hãn
Họ đã hoá thân thành cây cỏ, bến bờ
Thành đất thiêng của huyền thoại, của thơ
Của bất hủ tráng ca Thành cổ
Dòng Thạch Hãn là tràng hoa lửa
Rực đỏ vĩnh hằng
Lễ hội Hoa Đăng
Xin dâng bông hoa lửa
Trong lòng mỗi người
Thắm một Bông - Hoa - Lửa
(SH306/08-14)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.