Bảo tồn hát Văn ở An Mô

08:26 23/03/2017

Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những cung văn của làng An Mô đang biểu diễn hát văn ở đền Sinh.

Theo đó, nghệ thuật hát Văn (hay còn gọi là hát chầu văn, hát bóng) ngày càng có chỗ đứng hơn trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt Nam.

Đây cũng là cơ hội để nghệ thuật hát Văn ở làng An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được bảo tồn và phát huy giá trị.

Chúng tôi về An Mô để tìm hiểu về nghề hát Văn. Muốn gặp được đầy đủ những người hát văn của làng không dễ, bởi dịp này vào mùa “làm ăn”.

Họ rất bận rộn. Họ tỏa đi khắp các đền, phủ để hát Văn, hát hầu các canh đồng, giá đồng. Tuy nhiên, những người tôi gặp cũng giúp tôi hiểu được về nghề hát văn ở đây.

Theo đó, nghề hát Văn ở làng An Mô có từ lâu đời gắn với những hoạt động tín ngưỡng tâm linh thờ Mẫu ở Đền Sinh, Đền Hóa. Lão làng nhất trong nghề hát văn ở An Mô là ông Phạm Văn Trạnh, 77 tuổi.

Ông chính là người khôi phục nghề hát Văn ở An Mô, ông kể: “Ngày bé tôi chỉ nghe các cụ trong làng rồi nhớ. Lúc đó chỉ nhớ lõm bõm thôi. Sau này, khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ nên chẳng còn ai hát Văn nữa. Mà các cụ biết hát Văn cũng đã qua đời rồi, lớp trẻ sau này không còn ai biết”.  

Những năm 1979 – 1980, sau khi nghỉ công tác xã đội, ông  Trạnh về nghỉ và bắt tay vào khôi phục lại nghệ thuật hát Văn. Ông tìm đến những cụ già còn sống, rồi đến gia đình con cái của các cụ ngày xưa biết hát Văn trong làng để hỏi, ghi chép lại những lời Văn cổ. Rồi ông học chơi các nhạc cụ như: đàn nguyệt, thổi sáo, thanh la.

Ông Trạnh “khăn gói” lên đường đến các địa phương có nghệ thuật hát Văn như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam để sưu tầm, ghi chép lại những bài hát Văn cổ.

Ông còn tìm hiểu rất kỹ các thể hát, lối hát trong hát Văn như: Hát Phú, Dọc, Cờn, Xá Thương, Xá Bằng, ngâm thơ...

Ngoài ra, ông Trạnh còn đến những di tích lịch sử, đền có thờ các Thánh, các danh nhân lịch sử có công với nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng… để sưu tầm các tích để về viết lời hát Văn mới.

Lúc đầu, một mình ông biểu diễn, tay đàn, miệng hát, chân gõ phách. Sau này, ông dạy cho con trai út là Phạm Ngọc Miền. Hai bố con đi hát khắp các nơi.

Hiện nay, anh Miền cũng đã trở thành một cung văn có tiếng trong vùng.

Ngoài ra, ông Trạnh còn dạy cho 2 cháu nội là Phạm Ngọc Khải, Phạm Ngọc Hoàng. Cháu Khải hiện ở nhà theo chú Phạm Văn Miền đi hát còn cháu Hoàng học ở Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và hiện sinh sống và hát Văn ở Hà Nội.

Không những dạy cho con, cho cháu trong gia đình, ông Trạnh còn dạy cho nhiều người trong làng, thậm chí ở nhiều tỉnh xa như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lạng Sơn cũng đến xin học. Học trò tự mang gạo, tự ăn tự nấu, ngủ tại nhà thầy. Trong thời gian học, thầy không thu tiền.

Các học trò sau khi được thầy Trạnh dạy xong những kiến thức cơ bản về đàn, hát, thầy cho đi theo các buổi hát hầu đồng để thực tập. Khi nào có thể hát được các bài trong 36 giá đồng, coi như thành công.

Trong làng có nhiều người sau này trở thành những cung văn giỏi nghề như: cung văn Phạm Văn Quyết, Phạm Văn Tâm, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Khải…

Còn ông Phạm Văn Tâm, 50 tuổi, một cung văn có thâm niên, học trò của ông Trạnh cho biết: “Lớp người tuổi chúng tôi và trẻ hơn ở làng này đều là học trò của ông Trạnh. Nhà tôi có 3 anh em trai gồm tôi, anh trai là Phạm Văn Quyết, em trai là Phạm Văn Tới đều học đàn, hát Văn từ ông Trạnh. Tôi bắt đầu học hát Văn năm 25 tuổi. Sau khi được ông Trạnh dạy xong, tôi có theo anh em đi hát khắp nơi. Trước đây, một năm tôi đi hát đến 5 – 6 tháng. Anh trai và em trai tôi cũng vậy”.

Ngoài 3 anh em anh Tâm biết hát văn, nhiều con cháu của các anh cũng nối nghiệp theo nghề hát Văn. Anh Phạm Văn Quyết có 2 con trai là Phạm Văn Chí, 30 tuổi, Phạm Văn Trung, 27 tuổi cũng theo học hát Văn từ bố, các chú. Bây giờ, cả 2 anh em đều là những cung văn trẻ. Còn anh Tâm có con trai Phạm Văn Tú, 18 tuổi, đang học hát Văn và được bố cho theo phụ việc.

Theo anh Tâm, để biết hát dăm ba câu Văn thì dễ, ở làng có hàng trăm người biết hát nhưng để học thành được nghề, đi diễn chuyên nghiệp đòi hỏi người đó phải có năng khiếu, thẩm âm phải tốt, chất giọng cuốn hút, hát có hồn rất khó, phải khổ luyện, phải có “duyên” với nghề nữa. Có người học vài năm cũng chẳng thành, có người đi diễn rồi nhưng không có “duyên” cũng chẳng theo được nghề.

Sau hơn 30 năm kể từ khi ông Phạm Văn Trạnh khôi phục, đến nay, nghề hát Văn ở An Mô đã tương đối phát triển. Nhiều người biết hát, theo học hát Văn và đi hát chuyên nghiệp. Vào những mùa lễ hội, mấy chục cung văn của làng lại đi khắp nơi để biểu diễn. Ông Phạm Văn Cương, Bí thư chi bộ thôn An Mô cho biết: “Hiện ở An Mô có tới trên 200 hộ gia đình có người biết hát Văn, trong đó có 30 người làm nghề hát Văn chuyên nghiệp. Họ hoạt động rộng khắp từ trong Nam ra Bắc”.

Nguồn: Việt Cường - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN VIỆT ĐỨC1.Về bản sắc văn hoá dân tộc.Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng, một cốt cách riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó.

  • VĨNH PHÚCNghiên cứu, phê bình, giới thiệu Dân ca Nam Bộ trong giai đoạn này chúng tôi chỉ sưu tập được 15 bài, tuyển chọn và sử dụng 9 bài. Hầu như đều nổi trội lên 2 thể loại chủ yếu là Hò và Lý, kể cả những bài viết mang tính tổng quan về vùng dân ca này.

  • MẶC HY                Hồi ký "Lúa vàng! Lúa vàng trên cánh đồng làng, tang tình tang, tang tình tang... Đêm nay, gặt mà lúa về... ta đập mà ta xay, ta giã mà ta giần..."

  • MAI VYSự sáng tạo nghệ thuật của giới nghệ sĩ biểu diễn xuất phát từ cảm xúc trước tác phẩm, trước cuộc sống. Đó là đặc thù trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Mối quan hệ đó bao giờ cũng là mối quan hệ có tính chất cảm tính. Người nghệ sĩ chân chính nào cũng có khả năng cảm xúc rất nhạy bén trước đối tượng được thể hiện. Họ có khả năng lồng trí tưởng tượng vào trong quá trình sáng tạo cốt để thâm nhập sâu hơn vào bản chất của các sự vật.

  • NGUYỄN THỤY KHACó thể nói, khi có loài người là có âm nhạc. Thực ra những âm thanh trong thiên nhiên, vũ trụ có trước loài người. Nhưng loài người không chỉ nghe được nó như loài thú chỉ đạt tới cảm xúc, mà còn nhận thức nó, bắt chước nó để tạo ra những âm thanh của mình. Một cành cây hay một khúc xương, người làm ra cây sáo. Sợi dây cung trở thành dây đàn. Một tấm da thú căng ra là thành cái trống.

  • MAI VYÂm nhạc là một bộ môn nghệ thuật có nhiều loại hình phong phú và đa dạng, từ làn điệu dân ca mộc mạc, từ nét nhạc tấu đơn giản của cây đàn nghiệp dư, đến những bản a-ri-a hết sức phức tạp trong ô-pê-ra hay các hình thức âm nhạc giao hưởng khác nhau như liên khúc giao hưởng, Trường ca giao hưởng.

  • NGUYỄN THỤY KHAVới độ dày gần nửa mét, gồm 7 quyển sách chia làm 5 tập (có tập 2 và tập 5 gồm 2 quyển) và bìa sách trình bày đẹp, trang trọng, bộ sách “Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX” là bộ sách âm nhạc đồ sộ và công phu nhất của ngành âm nhạc từ trước đến nay do Viện Âm nhạc Việt chủ biên và ấn hành vừa giới thiệu trước công luận gần đây.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã gần một năm, Anh từ biệt trần gian về cõi vĩnh hằng, tâm tưởng tôi vẫn vấn vương với Anh, vẫn luôn mường tượng thấy Anh với nụ cười tươi tắn, rất hồn nhiên, lại nhiều lúc thấy Anh đang mơ màng chìm trong một thế giới riêng tư xa thẳm nào đó.

  • NHẤT LÂMVâng.Ca khúc thời ấy thật hào hùng, sôi sục và đầy lãng mạn.Đó là đêm trước của tháng Tám năm 1945, những năm tháng của phong trào Việt Minh chuẩn bị cho ngày toàn dân vùng lên đánh đổ mọi thế lực thù địch để giải phóng dân tộc, đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do. Và cái mốc đó, theo tôi là từ ngày cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) năm 1941.

  • VIỆT ĐỨCVề với Trường Sơn, về với kỷ niệm của một thời khói lửa đạn bom là tiếng lòng, là tâm nguyện của nhiều hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975. Và sau gần 30 năm, mùa xuân 2004, tâm nguyện ấy đã trở thành hiện thực khi kỷ niệm của một thời chiến tranh cứ ào ạt ùa về theo bước chân các nhạc sỹ trở lại tuyến biên giới miền Tây A Lưới.

  • PHAN THUẬN THẢOGagaku - Nhã nhạc - là loại hình âm nhạc cung đình của Nhật Bản, đối lập với Zokugaku, tức âm nhạc dân gian. Thuật ngữ Gagaku được tiếp thu từ Trung Hoa cùng với sự tiếp nhận một bộ phận các nhạc khí và bài bản từ hệ thống âm nhạc cung đình phong phú và đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và giàu truyền thống văn hoá.

  • LÊ PHÙNGThế là không còn phút giây mong ngóng, đợi trông - “Ngày em đến đôi mắt long lanh, thơ ngây mơ màng, ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn...” Bởi chàng nhạc sĩ lãng tử ấy đã ra đi, về với cõi vĩnh hằng. Còn đâu nữa bóng hình của gã si tình say mê, đợi chờ ngày em đến.

  • Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một tên tuổi nổi tiếng như một nghệ sĩ đa tài Cầm Kỳ Thi Họa trong làng văn học nghệ thuật Việt . Ông là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, người sáng lập và phụ trách tờ báo Thơ, nay là tạp chí Thơ; ông cũng là một trong những ngưới sáng lập ra Ngày Thơ VN.

  • DƯƠNG BÍCH HÀĐến hẹn lại lên - Festival Huế 2006 đã cận kề. Năm nay, ngoài các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ; các lễ hội, kịch, tuồng... đặc sắc của Huế, ban tổ chức (BTC) Festival nhấn mạnh một số trọng tâm như: Giao lưu nhã nhạc Việt Nam - Nhật Bản - Hàn Quốc; không gian văn hoá cồng chiêng (nhân cồng chiêng được công nhận là di sản văn hoá); có dàn giao hưởng dân tộc; chương trình thử nghiệm đưa âm nhạc điện tử, nhạc Jar của Pháp kết hợp với âm nhạc truyền thống Huế, âm nhạc Phật giáo; và chương trình âm sắc Việt...

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGCó ngày bỗng dưng thấy lòng thật quạnh hiu. Một nỗi cô đơn nào đó khôn tả xâm chiếm tâm hồn. Tôi đi hoài, lang thang vô định trên những con đường phố Huế xanh xao ánh đèn vàng, bất chợt lòng vang lên giai điệu quen thuộc một ca khúc nào đó của Trịnh Công Sơn. Tự hát cho riêng lòng mình và thấy nỗi buồn vơi đi, lòng cơ hồ bằng an và niềm vui trở lại.

  • NGUYỄN VIỆT ĐỨCQua tiến trình phát triển của lịch sử âm nhạc thế giới, riêng trong lĩnh vực ca khúc chúng ta đều biết có những ca khúc là của mọi thời đại, có những ca khúc chỉ của một thời, có những ca khúc chỉ của một dòng nhạc phục vụ cho nhu cầu của một lớp công chúng riêng nào đó, có những ca khúc lại phù hợp với khá nhiều lứa tuổi và đông đảo công chúng, có những ca khúc chỉ của một vài ngày, có những ca khúc mãi mãi nằm trên giấy...

  • NGUYỄN THỤY KHAĐọc Dòng nước trong (Ca khúc Bích Anh), Nxb Đà Nẵng, 2006

  • HOÀNG DIỆP LẠCCó sự gắn kết nào đó gần như là định mệnh giữa hai con người Trịnh Công Sơn và Nguyễn Xuân Hoàng. Sơn và Hoàng có cùng quê quán ở huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Và cả hai đã sinh ra ở miền cao nguyên, nơi bụi đỏ và sương mù hoà trộn, tạo thành những hạt huyết dụ trôi chảy theo các mạch máu trong thân thể của những con người xứ bụi mịt mùng.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Kỷ niệm 6 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 1/4/2001 - 1/4/2007)Với dòng - sông - Trịnh, đi về biển rộng là một cuộc hành trình trở về với nguồn cội. Dòng sông tìm về biển cả để thấy được sự mệnh mông, hùng vĩ và tuôn trào của biển cả. Tuy nhiên đấy cũng là sự bắt nguồn cho những vết xước trầm tích trong lòng người ở lại - như cọng rễ hoang nay mới đủ sức đâm lên một mầm nhói!

  • NGUYỄN THỤY KHAVào khoảng năm 1962 ở miền Bắc, bỗng rộ lên một bài tình ca ngắn mang tên “Giã từ”. Bài hát được truyền miệng rộng rãi và nếu có ai đó ký âm thành văn bản thì đều ghi là bài hát Liên Xô (CCCP).