Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị 5 di tích

09:33 25/10/2021

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.

Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị có tổng mức đầu tư 60,584 tỷ đồng

Di tích Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế, công trình này được xây dựng, mở rộng nhiều lần dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Hiện nay, các hạng mục công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng cần thiết phải được bảo tồn, tôn tạo kịp thời. Dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư là 60,582 tỷ đồng.

Tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị đến nay đã tồn tại hơn 150 năm, hiện nay, các công trình kiến trúc thuộc tổng thể Lăng đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Vì vậy , cần thiết phải được đầu tư bảo tồn, tu bổ kịp thời. Dự án có tổng mức đầu tư 60,584 tỷ đồng.

Lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế. Thời gian qua, các công trình di tích thuộc quần thể Lăng vua Tự Đức đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, do nguồn kinh phí khó khăn nên vẫn còn một số công trình quan trọng chưa được bảo tồn, tu bổ; hiện đang trong tình trạng hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư kịp thời. Dự án có tổng mức đầu tư là 99,823 tỷ đồng.

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là di tích được vua Gia Long cho xây dựng năm 1806 là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hàng năm. Hiện nay di tích Đàn Nam Giao vẫn chưa được đầu tư bảo tồn, tu bổ hoàn thiện tổng thể, do đó cần thiết phải được tiếp tục đầu tư nhằm phục hồi hoàn thiện phần còn lại. Dự án Bảo tồn, tu bổ dị tích Đàn Nam Giao (phần còn lại) có tổng mức đầu tư là 40,382 tỷ đồng.

Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành. Điện là nơi nhà vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn , hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ bởi chiến tranh từ năm 1947. Việc đầu tư tu bổ , phục hồi di tích Điện Cần Chánh là rất cần thiết để phục hồi di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Dự án có tổng mức đầu tư là 199,943 tỷ đồng.

Đây là những dự án có tính chất đặc biệt, quy trình lập các thủ tục đầu tư dự án thực hiện nhiều bước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Di sản văn hóa. Để dự án sớm triển khai thi công trong năm 2021, các đại biểu HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan, tập trung nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt kiển trúc, mỹ thuật, khảo cổ... trong quá trình lập dự án để triển khai có hiệu quả.

 

 

 

 

Theo thuathienhue.gov.vn

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 15/4, Việp Pháp tại Huế đã tổ chức buổi nói chuyện có chủ đề “Giao thoa văn hoá Pháp – Việt” và giới thiệu quyển sách “Hồi ký của một ông già Việt học”. 

  • Sáng 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

    Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.

  • Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.

  • Nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2021), tại Gác Trịnh đã triển lãm hội họa “Trịnh và những âm ba” cùng đêm nhạc tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

  • Sáng 20/03, tại Tịnh Trúc Gia (phường Thuỷ Xuân, TP Huế) đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ với chủ đề “Mưa xuân”. 

  • - Nhớ ngày giải phóng Huế 46 năm trước - Phạm Xuân Phụng

    - Bàn về văn hóa Huế - Nguyễn Khoa Điềm

     

     

  • Chiều 15/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.

  • Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953 – 2021) và 152 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869-2021), sáng 15/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng tưởng nhớ ông tổ nghề Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2021) và 152 năm Danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869 - 2021). Chiều 14/3 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc  triển lãm ảnh nghệ thuật “Thừa Thiên Huế trong tôi” .

  • Tại cuộc họp với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo việc phục hồi môn nữ công gia chánh cho học sinh THPT nhằm giáo dục kỹ năng sống, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.

  • Sông Hương xin đăng toàn văn Hướng dẫn số 01/BTCGBCHT về việc Tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II – Năm 2021 ngày 20 tháng 02 năm 2021 của Ban Tổ chức Giải Báo chí Hải Triều.

  • Sáng 18/02,  tại Khu di tích Lịch sử Chín Hầm thuộc địa phận phường An Tây, thành phố Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu 2021. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ; các ông bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể.

  • Nhân dịp năm mới 2021 và chào xuân Tân Sửu, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức trưng bày phòng tranh “Mừng Xuân Tân Sửu 2021” tại Tạp chí Sông Hương.

  • Sáng 04/02 (23 tháng Chạp năm Canh Tý), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu (thuộc Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

  • Chiều ngày 03/2/2021; Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm Họa sĩ trẻ Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Chào Tân Sửu 2021” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế - Trung tâm Nghệ thuật Lê Đá Đảng.

  • Chiều 3/2 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh đã diễn ra buổi khai mạc Hội Báo xuân Tân Sửu 2021.

  • Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).