ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
Tác phẩm "Bé Na" của HS Vũ Duy Tâm
Những đứa trẻ chưa đủ sức tự bơi trên vụng biển
Thuyền thúng thì tròn
Mái chèo thì nặng
Sóng nước cứ bủa vây
Không thể chết
Những đứa trẻ cần những con cá lùng binh
Cho đêm rằm tháng tám
Những đứa trẻ cần reo cười
Mỗi sớm mai mắt cá ngời lân tinh bờ cát
Trên ngọn sóng kiêu hãnh
Những người đàn ông đã quên nhìn xuống
Những người đàn bà bị cuốn đi
Không làm sao dừng lại
Bơi hoài không đến được dãy núi Răng Cưa
Không thể chết
Không vì sợ chết
Mà sợ không ai có thể sống thay mình
Những đứa trẻ cần được may áo mới
Những đứa trẻ cần tự biết ra khơi
Những người đàn bà
dẫu thật tâm hay giả trá
thì những người đàn ông cũng đã bỏ họ mà đi
mang giấc mơ lấp đầy khoảng rỗng
những người đàn bà vòng tay ôm núi
Răng Cưa
cắt cứa
nát
mặt người
Răng Cưa cắt cứa
giọng biển vỡ khàn
thứ tư tháng chín mùa tang
ngày rắn độc
lưỡi u mê riết róng
rủa nguyền
biển bấy giờ là biển trắng đêm
đêm ào ạt với ngàn con sóng mặn
biển bây giờ nín lặng
những người đàn bà không mang mặt nạ
thở
theo dòng hải lưu ấm
chảy đầm đìa tóc
ơ này
những gì xuẩn ngốc
có tìm được biển bao dung?
mang giấc mơ trở về ngày bãi ngược
những người đàn bà
đốt cháy thân xác mình
mùi da thịt khét thơm rần rần trong gió loạn
cháy hết có là tàn?
ơ này
cháy hết
có là tàn tro bay lên?
Những thanh tẩy
hãy thắp đèn lên hãy đốt nhang lên
hãy gọi ánh sáng về
không cho phép khoảng trống nào còn bóng tối
những cánh cửa sẽ mở suốt đêm nay
những cây nhang cháy đỏ sẽ cắm dày trên cát
ngả ba ngả tư ngả mê
ngả về ngả tạm
mọi ngóc ngách đường làng
mọi bãi dài bờ sóng
tháng cô hồn biển động
không cá ngừ cá nục khơi xa
khúc cầu hồn nỉ non bằng tiếng biển
người thua đã thua người mất đã mất người già đã già
người đã buồn hơn đau đớn hơn
người cần được thong dong yên nghỉ
hãy thắp đèn lên hãy đốt nhang lên
hãy ném vào đêm muối mặn
ném vào ngày gạo trắng
ném vào sóng hoa tươi
hãy thanh tẩy ngôi nhà bằng ba chén nước sạch
biển linh thiêng
cầu cho đừng ai đơm điều dựng chuyện
đừng giấc đêm không trọn giấc ngày nhập nhoạng
cầu cho những vong hồn đừng lang thang hoài trên đồi dứa dại
đừng lẩn khuất kể hoài câu chuyện về cái chết
cầu cho nguôi những buồn bã tang thương
cầu cho trời yên cầu cho bể lặng
...
đã nghe những bao dung trùng trùng
trong ngọn gió nam mùa săn cá nục
thổi từ dãy núi Răng Cưa
có người đàn bà ra đứng đầu con sóng
im lặng cùng đêm mai táng một lời nguyền
(SH308/10-14)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.