Nhà văn Trần Hạ Tháp. Ảnh: Lê Vĩnh Thái
Ngô Thời Nhiệm phò giúp Nguyễn Huệ còn Đặng Trần Thường đi theo Nguyễn Ánh. Hai con đường tiến thân đối nghịch, nhưng kẻ trước người sau đều làm nên quan lớn. Có điều, hậu vận ai cũng chết thê lương. Khi Tây Sơn thua Nguyễn Ánh, thì Nhiệm cùng một số cựu thần Tây Sơn bị tân triều lăng nhục ở Văn Miếu Hà Nội, đều phải đánh bằng trượng do Thường làm chủ toạ. Đến Nhiệm thọ hình, Thường ra vế đối mỉa mai bạn cũ đang úp mặt dưới chân mình: - Ai công hầu? Ai khanh tướng, Trong trần ai, ai dễ biết ai? Nhiệm ứng khẩu đáp: - Thế chiến quốc, thế xuân thu! Gặp thời thế, thế thời phải thế! Thường cười khẩy, truyền đổi trượng khác lớn hơn. Nguyên lắm kẻ trước giúp việc Nhiệm, nay tìm đến xu nịnh Thường để kiếm chút bổng lộc tân triều. Chúng quá biết Thường vốn thù oán Nhiệm do từng bị coi khinh bản chất luồn cúi... Bọn tiểu nhân ấy hiến kế tẩm nọc rắn vào trượng để dành riêng đánh Nhiệm. Lẽ ấy, nhiều cựu thần Tây Sơn cùng bị đánh tơi tả song vẫn sống như Phan Huy Ích... Chỉ Nhiệm cố lết về nhà mà chết. Dân đến xem lớp trong lớp ngoài đều được Thường cho giấy bút gọi là làm gương cho kẻ sĩ. Xong việc, Thường vuốt râu ngồi uống trà trước án. Buổi chiều quân sĩ lo thu hồi hình cụ, chùi dọn máu me. Văn Miếu lại trở về uy nghi thanh vắng. Gió lùa qua, bốc lên tờ giấy không biết ai đã làm rơi sót lại. Tuồng như có chữ viết bằng đất vàng theo lối thảo. Một đôi vế đối theo cách y như Nhiệm và Thường đã ứng đối với nhau: - Quân gian tặc, quân vô đạo! Toàn hôn quân, quân mấy là quân... - Khổ ác bá, khổ tham quan! Rập khuôn khổ, khổ đâu hết khổ... Kẻ tả hữu xu phụ đón ý Thường, quyết một hai do người nhà Nhiệm làm ra cốt nhục mạ triều đình. Thường căm tức liệng xuống đất, nạt tràn: - Ngu thế? Chả cứ một tân triều, trước sau triều nào đều chửi tất... Sao ghép tội nhà Nhiệm được? Đây đích thị thằng dân đen láo xược. Quân hầu hùng hổ nhảy ra xin gông ngay thằng ấy về tra khảo. Thường nổi điên hắt tách trà vào mặt hắn: - Dân đen mấy vạn đứa mầy gông hết cả chăng? Về sau, Thường đang đắc thời từ một công thần bỗng trở thành tội đồ nhà Nguyễn, bị tống ngục và - thay vì chém - được đặc ân thắt cổ.
2. Câu hỏi cho trâu Cu Cườm nghỉ hè về quê chơi mấy hôm, suốt ngày ra đồng theo trâu không biết chán. Khi trở về thành phố, nó hí hửng: - Trâu lớn sừng nhọn mà hiền ghê ba nhỉ! Cưỡi sướng lắm ai cũng chả sao, ưa bao nhiêu lần được hết. - Cô giáo đã giảng nay tận mắt chứ gì. Chưa ăn thua trâu còn nhiều tính tốt hơn nữa thử nhớ lại coi. - Siêng năng, cần cù này. Giúp con người cày bừa trồng ra lúa gạo nấu cơm hàng ngày. Còn nữa, cho phân bón cây, trét vào phên che gió máy. Khi cần kéo gì nặng trên núi thì là nhất. Trâu rất vâng lời nữa đấy. Phải không ba? - Đúng phóc, nhưng nó ăn uống sao đây? - Trâu ăn cỏ ngoài đồng, uống nước ao chả tốn kém gì. Nó vào chuồng nằm là xong. Ừ nhỉ, đói không kêu ồn ào như heo và chó. Tốt nhiều thật. Thằng cu chợt bặm môi không nói nữa. Nó lấm lét như đang giấu điều gì không hài lòng. Ba khuyến khích: - Sao? Có gì lạ không nói ra. Cu Cườm đỏ mắt gần khóc. Không chịu được uất ức, nó chưa bao giờ hầm hừ như thế: - Có lần... Có lần... Nói... Lũ ngu như trâu. Ba nó ngạc nhiên, cố nín cười: - Ai nói ai? Mà có nói con không? Khi nào cà... Nó trợn mắt cố quyết: - Trâu không ngu. Trâu nhiều tính tốt hơn kẻ gian. Nhiều người nói lắm đó ba không nhớ à? Ba cũng có. Trâu mà chậm thì... Thì... Thằng nhóc chợt nhớ ra sắp nói hỗn liền dừng ngay, gằm mặt xuống đất hậm hực. Ba cu Cườm dở cười dở khóc, ngó nó một chặp rồi cũng trợn mắt đứng dậy, đập tay xuống bàn nói như quát: - Sai thật. Đúng là trâu không những quá tốt mà còn có đức nữa đấy. Đem trâu ra so những kẻ ngu xuẩn, gian manh là mạo phạm quá rồi. Bọn tồi bại ấy thì ngay với chỉ cục phân trâu cũng chưa sánh được. Cu Cườm dịu hẳn, nó không cười vì biết ba chẳng phải làm trò. 3. Ăn trộm truyền nghề Ông già bà lão thế hệ trước vào lúc nông nhàn thường kể những mánh khoé của hạng “Ăn trộm thầy”, trước đề phòng sau vui quên giá rét. Gọi “thầy” vì chúng suốt đời chuyên ăn trộm, chả có chữ nghĩa hoặc nghề nghiệp cày bừa gì mà toàn gia đều ăn sướng mặc sang, thái độ ngông nghênh hoách lác. Dân không dám hó hé sợ đốt nhà báo thù, đêm hôm liệng đồ quốc cấm vu hoạ. Chúng đón thầy học võ. Lại cúng tổ, truyền nghề đời nầy qua đời khác. Nghe rằng... Đêm nọ, có tay trộm già khét tiếng lễ tổ xong bảo đứa học trò sắp sửa được chính thức hành nghề: - Tốt. Từ nay trở đi cho phép vẫy vùng đừng làm tao mất mặt. Cứ theo lệ, trong vòng 3 ngày đầu phải trộm thứ quý đem về trả ơn tổ. Bỏ ra càng ít công sức, lại giảm thiểu nguy hiểm là càng xứng câu “Con hơn cha, nhà có phúc. Trò hơn thầy, cây sây quả”. Đi đi, 3 ngày sau đem trình tao xem thử. Thằng học trò sáng mai đã ngồi trước cửa nhà thầy, tay ôm theo chiếc chiếu cạp điều mới. Thầy đang nằm trong màn nói vọng ra: - Tốt, nhanh thế. Kể ra mày trộm được cái chỗ ngồi của nhà quyền quý không khó khăn gì. Ra vào cứ như không, tao lúc ra nghề nhiều phen mới làm được đấy. Ừ, cho đem trải sập gụ thầy ngồi cứ gọi là trả nghĩa. Thằng học trò vâng dạ, vào trải lên xong cáo thoái ra về. Lão trộm già đắc ý bảo vợ: - Chiếu nhà mình cũng đang còn mới nhỉ? Một mình ngồi hai ba chiếu chồng lên nhau được đấy chứ. Hà hà, chưa có đứa nào tôn thầy lên cao như thằng nầy bà ạ. Vợ lão vội lên nhà trên xem, chạy vào vẻ mặt lạnh ngắt như tiền: - Rành rành chiếu nhà mình. - Thế chiếu nó để ở đâu? Không phải thành hai chiếc với nhau là gì. Vợ lão đay nghiến: - Hai ba nào đâu? Cũng vẫn chỉ một chiếc nầy ông ạ. Học trò giỏi thật! Nó trộm của thầy biếu lại thầy, không tin ra mà xem cho biết. Hôm qua phơi chưa kịp lấy vô. Quả thật... Lão ngớ ra, dạy sao nó làm vậy. Áp dụng ngay với thầy quá là xuất sắc còn kêu ca gì. Thế mới gọi chân truyền, lão nói vớt thành ra tán thưởng thằng học trò mà ngay chính lão cũng không dám ngờ: - Chậc, lọt vào tay ai của nấy. Chiếu nầy trước ở nhà người ta, tôi lấy về thành của tôi. Nay nó lấy được của tôi thì là thành của nó. Bà xem, xưa nay nghề ăn trộm lấy rồi cho lại ai chưa hở? Tôi thầy mà cũng thua luôn đấy. Dù có là học trò thì nó chỉ lo học nghề ăn trộm, vả lại tôi có chuyên dạy đạo đức gì đâu mà trách nó phản phúc? Thành Nội Huế - 12/2010 T.H.T (264/2-11) |
Nhà văn Dạ Ngân nghỉ việc công sở mấy năm nay, trở về tổ ấm của mình lặng lẽ “chép” lại những vết son trên chặng đời đã qua. Truyện gửi tới Sông Hương dưới đây là góc nhìn rất hẹp về chiến tranh song mở ra trước độc giả nhiều ngã rẽ với một Xuân nữ lỡ mang kiếp đào hoa mà bạc phận cho những người đàn ông từng “hành quân” qua cuộc đời chị. Trân trọng giới thiệu.S.H
CAO LINH QUÂNCó một con Dã Tràng sống ngoài bãi biển Nha Trang.
HÀ KHÁNH LINHĐàn ông tích khí là ngọc, đàn bà tích khí là tặc. Cha nói với mẹ như thế về cô, rồi khen cô suốt một đời trinh bạch, mà vẫn giữ được nết hạnh đoan trang, hiền hòa, dịu dàng và vui vẻ, chứ không khó tính như những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự.
NGÔ THỊ KIM CÚCCó ba người bên trong căn phòng nhỏ ấy, căn phòng tập thể dành cho cán bộ độc thân, rộng không đến mười mét vuông. Cửa phòng đóng kín, để chỉ có họ với nhau, cùng những đồ dùng khiêm tốn.
ĐÔNG HÀThả xuống con đường đất đỏ lô hàng cuối cùng xong, tôi rồ ga chạy nhanh vào phía nhỏ hơn của con đường dài ngoằng từ đây về rẫy. Năm mươi cây số cho ba chục phút giữa hun hút rẫy rẫy và rẫy không khó, nhưng sẽ lớ quớ nếu tay lái chệch vào gốc cây đâu đó trong bóng tối chập choạng nhô ra. Nơi đó An đang đợi tôi.
HÀ KHÁNH LINHNgười lính canh chuyển dịch thế đứng của mình trong phạm vi một viên đá lát, khẽ ngửa mặt nhìn vầng trăng vừa ra khỏi đám mây đang dịu dàng tỏa ánh sáng xanh biếc xuống thanh đoản kiếm - chuôi nằm gọn trong lòng tay anh, mũi cắm xuống mặt đá.
NGUYỄN NGỌC LỢIVùng quê đó mấy năm nay có nhiều người đổi đời nhờ nghề mua bán đồ đồng nát. Sắt thép nhôm nhựa, mua đi bán lại cũng thành nhà thành xe... Người ta đập nhà cũ xây nhà mới, mua ô tô, lên đời xe máy... làng xóm đêm ngày rộn rịch chuyện làm ăn buôn bán.
TRẦN THÙY MAILàng tôi nằm ven bờ sông Hiếu, một ngôi làng nhỏ nép sau lũy tre xanh, trông xa như một đám mây dày màu xanh lục nổi lửng lơ trên mặt nước. Tưởng chừng tuổi thơ tôi gắn liền với tiếng lá tre khua xào xạc: sau này, khi tôi đã đi rất nhiều nơi, mỗi lần vọng tưởng về quê, cái âm thanh mơ hồ buồn buồn ấy cứ gieo vào hồn tôi một cảm giác gì mênh mông, khó tả.
MAI NINHNgười đàn bà mở mắt đúng lúc thân sồi già đổ ập. Lũ chim rừng chưa kịp ngừng tiếng kêu thất đảm giữa đám cây đã gẫy gọn dưới sức gió hung bạo, lại đồng loạt ó lên kinh hoảng, cánh đập cuồng trong bóng tối đen khẳn. Bà ta nằm bất động giữa vùng âm thanh xoáy lốc, hỗn loạn gió và chim. Mọi giác quan tê liệt, không gian ngoài và trong đều mù loà tăm tối. Như thế, cho đến lúc gió ngừng và tia mặt trời lách qua được vùng lá cây đặc khít, rọi đúng vào hai tròng mắt dưới làn mi mỏng tanh của người đàn bà thất lạc.
NGÔ HỮU KHOA Hắn nằm sõng soài, hai chân trần thả sát mép nước, đầu gối trên đôi dép lê có cái quai bị đứt được nối lại bằng một mẩu dây thép.
NGUYỄN KHẮC PHỤCÔng X nổi tiếng đến nỗi, chỉ cần tôi nhắc tên ổng trước mặt bạn, bạn sẽ ồ lên đầy vẻ háo hức và lẩm nhẩm hát ngay một giai điệu nào đó trong một bài hát nào đó của ông.
NGUYỄN QUANG HÀLúc bố đi bộ đội thì Nguyệt còn nhỏ lắm. Nhưng Nguyệt vẫn nhớ rất kỹ ngày đơn vị bố hành quân đi B, qua làng. Bố ghé tạt thăm nhà một tí thôi là đi ngay.
CAO DUY THẢOThằng cu con chào đời vào buổi sáng. Buổi chiều, có một cô bé hàng xóm sáu tuổi lần theo tiếng trẻ khóc, tìm đến trước hiên nhà. Cô bé thận trọng bíu lấy bậu cửa sổ, cặp mắt đen tò mò và hai cái dảnh tóc bé xíu vinh lên như hai ngọn bút lông.
ĐINH DUY TƯChiếc xe hồng thập tự chở đến bệnh viện một bệnh nhân tâm thần. Chị ta có thể gọi là một cô gái, hai mươi chín tuổi, có chồng làm thợ rừng. Cách đây mấy hôm, đột nhiên chị ta lên cơn điên dữ dội. Theo người nhà bệnh nhân cho biết, chị ta luôn miệng kêu gào tên một người nào đó.
LTS: Tưởng nhớ đến những ngày hoạt động sôi nổi của nhà thơ Thanh Hải trên chiến trường Trị Thiên những năm đánh Mỹ, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc một truyện ngắn của anh viết từ năm 1973.
NHỤY NGUYÊN
Mẹ không ngủ suốt mấy canh giờ. Đêm trắng. Với mái tóc mẹ trắng. Dưới chân tượng Phật trắng. Tiếng mõ đều. Tiếng mõ không tắt trong giấc mơ kinh hoàng của nàng. Giấc mơ trắng. Không máu. Chỉ là trắng bất tận.
HỒNG NHUChợ của phường đặt tại một vị trí khá lý tưởng. Nói như vậy là vì nó chẳng đụng đến các phường khác và cái chính là thuận lợi cho việc mua bán của người dân.
THÁI NGỌC SANMới nhìn qua gã có vẻ hung dữ, một người làm người khác luôn luôn phải cảnh giác trước khi đến gần. Một vết sẹo chạy từ đỉnh trán bẻ quặp xuống khóe mắt phải như muốn kéo con mắt gã ra khỏi tròng. Đôi môi dày nứt nẻ, tím đen mở toang hoác giơ cả hàm răng vàng khè nhụa bẩn.
HỒ NGỌC DIỆPKhông biết ai đã trồng rừng mai ở làng Đông Dương nầy lúc nào? Khi chúng tôi lớn lên thì đã thấy nó. Ngày trước, cứ đến tết xuân sang, người Ba Đồn lên, người Hướng Phương xuống, người Quảng Hợp, Quảng Kim vào, cứ theo sở thích mà cắt, mà chặt mai đưa về cắm độc bình. Cứ thế, mai mỏi mòn, xơ xác. Có cây chỉ trơ lại gốc. Có cây chỉ còn thân, cằn cỗi, khẳng khiu.
TRIỀU NGUYÊNPhòng họp không lấy gì làm sáng sủa cho lắm. Chỉ độc một bóng đèn treo lủng lẳng trên đầu người thư ký, với trang giấy mỏng manh, nằm gọn dưới bàn tay to bè của anh ta.