6 lý do bạn không nên đến Huế

08:50 24/06/2016

Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!

Bạn có chắc mình muốn đến Huế du lịch ? - Ảnh: Mạnh Huy

1. “Tiểu đường” vì ăn quán nhiều chè
Đây là vấn đề đầu tiên, và có lẽ cũng là lớn nhất khi bạn có kế hoạch du lịch dài ngày ở Huế. Cũng như những địa điểm du lịch khác, Huế cũng có nhiều địa điểm ăn uống hấp dẫn, những món đặc sản phải thử, nhưng đa phần trong chúng là … chè.


Cũng như những nơi khác, Huế có rất nhiều đặc sản - Ảnh: Mạnh Huy


Nhưng phần lớn đều xoay quanh các loại chè - Ảnh: Mạnh Huy


Chè ở Huế rất đặc biệt, thơm nhẹ nhàng, ngọt dịu, không bị gắt cổ, lại còn đa dạng với hàng chục loại chè từ bình dân đến chè cung đình hấp dẫn, trong đó có món chè bột lọc heo quay ngon mê ly, đã ăn là không muốn dừng.Với khẩu phần ăn một ngày trong đó có ba đến bốn bữa là ăn chè, và mỗi lần bạn không thể chỉ ăn một ly.


Chè bột lọc heo quay khiến bạn không thể ăn dưới 2 ly - Ảnh: Mạnh Huy


Một ngày ăn 2-3 bữa chè như thế này thật nguy hiểm cho sức khỏe - Ảnh: Mạnh Huy

2. “Nhiễm” tiếng địa phương
Một trong những thứ còn ngọt hơn chè Huế chính là … giọng Huế. Chất giọng Huế ngọt ngào, êm dịu, lả lướt như một bài hát ru khiến bạn muốn chìm mãi vào giấc ngủ, đương nhiên dù giọng nói ngọt thế nào cũng không khiến bạn bị “tiểu đường”, nhưng sẽ khiến bạn bị “nhiễm” giọng địa phương mất thôi.

Tôi có một ông anh người Bến Tre, giọng nói “rặt” Nam Bộ, thế nhưng ở Huế chừng vài ba bữa, giọng anh ấy lờ lợ, nói một cách hài hước là nước dừa Bến Tre pha với chè Huế. Phải mất một tuần hơn mới có thể trở về giọng cũ.


Đảm bảo đã nghe là sẽ … nghiện ! - Ảnh: Mạnh Huy

3. “Kiệt sức” vì tham quan
Đến Huế, tham quan những công trình, kiến trúc lịch sử là điều không thể thiếu. Ngoài Đại Nội Huế, còn vô số lăng, đền đài, chùa, di tích, và mỗi nơi đều có những nét đặc trưng riêng, không thể bỏ qua được. Để đi hết những địa điểm này, bạn phải mất tầm … 3 ngày chứ không phải chỉ tham quan trong 1 ngày như mọi người thường lầm tưởng.


Sân cờ Đại Nội nhỏ hẹp nhất trong khu vực, nhưng đi qua cũng mất 5 phút - Ảnh: Mạnh Huy


Đại Nội lẫn các lăng đều có diện tích vô cùng rộng lớn - Ảnh Insatgram: @sippocha


Sen nở rộ xung quang Đại Nội sẽ khiến bạn mê mẩn quên lối về. Ảnh Instagram: @meo.1812


Không chỉ nhiều điểm tham quan, mà mỗi điểm tham quan đều rất … tốn sức. Bạn không tin ư ? Hãy tưởng tượng thử xem, Huế là nơi ở của vua chúa, mà đâu có vua chúa nào lại ở trong một căn nhà be bé nhỉ? Tất cả dinh thự, lăng của vua chúa triều Nguyễn đều xây dựng trong một khuôn viên rộng khủng khiếp, hoặc không thì cũng xây ở một vị trí rất cao, bảo đảm rằng nếu bạn đi hết tất cả, bạn sẽ kiệt sức đấy.


“Công tác” vừa đi vừa chụp sẽ làm bạn kiệt sức - Ảnh Instagram: kenlylem

4. Nhớ thương khi chia xa
Như đã đề cập giọng nói Huế “nguy hiểm” thế nào, và sẽ còn nguy hiểm hơn nữa khi bạn đến Huế với tư cách là một người độc thân. Nếu bạn là người có tâm hồn thơ ca, hay mộng mơ, lắm phiền muộn, chỉ cần bạn bắt gặp một cô gái Huế e thẹn đi trên phố, hoặc đang đứng bên bờ sông Hương trong nắng chiều, tà áo dài bay trong gió, chắc hẳn bạn sẽ đem lòng nhớ thương không nguôi, biết đâu còn phải bỏ tất cả công ăn, việc làm chỉ để đến Huế sinh sống, thật “nguy hiểm” phải không nào?

 


Vẻ đẹp của tà áo dài Huế khiến không ít chàng thẫn thờ - Ảnh: Sưu tầm

5. Cảm giác hoài niệm da diết
Nhiều người nói rằng du lịch Huế một ngày là đủ, ở lâu chẳng có gì chơi đâu. Điều này thật ra là đúng, bởi Huế không phải là nơi dành cho giới trẻ. Giới trẻ thường thích những thành phố hiện đại với những địa điểm nhộn nhịp, hấp dẫn, còn Huế thì cứ từ từ, chậm chạp, đường phố thì quá yên tĩnh, lâu lâu chỉ có cơn gió xào xạc cho đường phố một chút sinh khí.

Ảnh Insatgram: @ddhuy118

 


Khách du lịch ở đây phần lớn là người nước ngoài và những người đam mê lịch sử - Ảnh: Mạnh Huy

6. Mưa miền Trung
Nếu bạn là khách phương xa, bạn sẽ có đôi chút khó chịu vì những cơn mưa kéo dài dai dẳng cả ngày trời, không như ở Sài Gòn những cơn mưa lớn, nhưng mau đến, mau đi. Ở Huế, những ngày mưa cứ nối tiếp nhau như không có điểm dừng, mưa nặng hạt sẽ khiến bạn không muốn bước chân ra khỏi nhà.


Mưa Huế dai dẳng và có chút gì đó buồn bã, ám ảnh - Ảnh: xaluan


Chẳng may gặp mùa mưa bão là xác định ở trong phòng - Ảnh: Mạnh Huy


Trên đây là 6 lý do chính tại sao bạn không nên đến Huế, cũng là một cách hài hước để phân loại những du khách thích hợp với thành phố mộng mơ này. Nếu những điều trên đây làm bạn phiền lòng, đắn đo suy nghĩ thì bạn không nên đến Huế, còn ngược lại, bạn thấy những điều trên không những không làm bạn thấy khó chịu, mà còn yêu Huế hơn, thì hãy nhanh chóng chuẩn bị, xách balo lên và đi Huế nào!

 Mèo Lỳ - Sưu Tầm và Chỉnh Sửa

 
Theo foody.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy khá bận rộn, nhưng Giám đốc NHCSXH tỉnh Trương Công Lân vẫn dành thời gian  Đoàn cán bộ truyền thông ở mãi tận Hà Nội, thực hiện một chuyến đi và viết về huyện A Lưới, miền đất biên giới bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

  • Có gần 300 người theo nghiệp dạy học, nên làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) còn được gọi là “làng gieo chữ”.

  • Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…

  • Hiện tại trong 6 lăng vua Nguyễn ở Huế đang còn tồn tại 10 con ngựa đá rất đẹp ở sân chầu dẫn vào khu mộ với nhiệm vụ canh giữ “hồn” xưa của vua.
     

  • 30 năm qua, anh lặng lẽ chăm chút ngựa như chăm chút con mình, cái nghiệp trông coi ngựa gắn người với ngựa cũng từ đó. Anh nói, cái nghề này, nếu không yêu nghề thì phải bỏ thôi, chứ công việc hoàn toàn khác hẳn, đòi hỏi phải tinh mắt, biết lắng nghe, siêng năng, cần cù…

     

  • Cổng Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, đồng thời cũng là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội. Ý nghĩa của cổng Ngọ Môn là gì? Có phải là lối ngựa đi?

     

  • Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.

  • Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia. 

  • Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.

     

  • Nhân dịp mừng xuân, mừng Đảng, xin kể lại câu chuyện về một người đảng viên được dân lập miếu thờ và có một ngôi trường mang tên ông.

  • Hiện nay, nghệ thuật pháp lam- Huế còn nhiều kiệt tác chưa được khám phá. Ấn tượng về sự sáng tạo tinh xảo của người nghệ nhân đi trước là động lực để người đương thời tạo nên những tác phẩm mới...

  • Cống Địa Linh xem như dấu mốc cuối cùng của phố cổ Bao Vinh. (Thừa Thiên - Huế). Qua cống Địa Linh rẽ trái dăm trăm mét, du khách sẽ bắt gặp những tấm ván dài và phía trên là những ông Táo được đặt lên phơi khô trước lúc đưa vào lò. Ở Huế đây là nơi hiếm hoi còn "sót lại” nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa trong phong tục của người Việt.

  • Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế  và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…  

  • Đây là phiên chợ độc đáo của xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ít nơi nào có được. Nói là chợ phiên Quảng Ngạn nhưng chợ thu hút rất đông người dân của các xã lân cận như Điền Hải, Quảng Công vượt sóng nước Tam Giang về đây tụ hội. Chợ chỉ diễn ra trong 3 ngày, từ mồng một đến mồng ba Tết Nguyên Đán, rồi tan và chờ đến dịp này năm sau mới họp lại.

  • Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng người dân ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn cất giữ nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Từ những bản sắc phong về “Cai đội Hoàng Sa” của vua Gia Long; đến chiếc đại hồng chung khắc tạc công ơn người trấn quản Hoàng Sa năm xưa… Tất cả đều được người dân xem như “báu vật lịch sử” và bảo vệ cẩn thận.

  • Tranh làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng hàng trăm năm qua. Những ngày Xuân về, làng tranh này lại rộn ràng khoe màu như chưa từng có sự đứt gãy của thời gian.

  • Chiều ngày 19/01/2014, tại Gác Trịnh ( 103/19 nguyễn Trường Tộ - TP Huế), Câu lạc bộ tiêu sáo Huế đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ đón chào xuân mới. Đông đảo những người yêu nhạc Trịnh đã đến tham dự chương trình.

  • Khoảng 6h sáng 18/1, khi đang trên đường cập bến, cách cửa lạch biển Thuận An khoảng một km, tàu cá do thuyền trưởng Hồ Văn Hiền (trú thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An) điều khiển bị mắc cạn. Do sóng to nên tàu cùng 5 thuyền viên đã bị nhấn chìm ngay tại vùng cửa biển Thuận An.

  • Đương thời, vua Bảo Đại từng nhận xét về vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu rằng: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê”.

  • Sau bao thăng trầm của cuộc sống, tranh làng Sình xứ Huế có lúc tưởng chừng đã bị xóa sổ... Nhưng may mắn vẫn còn một người đau đáu với nghề làm tranh - Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Ông đã gìn giữ và phục sinh nghề truyền thống có tuổi đời gần 500 năm.