19 tác giả, nhóm tác giải đạt Giải báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI

08:55 20/06/2018

Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018. 

Nhóm tác giả Báo Thừa Thiên Huế đạt giải Nhất.

Hội đồng thẩm định 48 tác phẩm và đã chọn ra 19 tác phẩm báo chí (01 giải Nhất, 04 giải nhì, 07 giải Ba và 07 giải Khuyến khích) của 19 tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2018.

Nhóm tác giả đạt giải Nhì


Theo đó, tác phẩm “Hạ tầng cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản”, thể loại: Giao lưu trực tuyến trên Online của Nhóm tác giả Báo Thừa Thiên Huế đạt giải Nhất.

Giải Nhì được trao cho 4 tác phẩm gồm: tác phẩm “Nhìn lên để …vươn cao”, thể loại: Chuyên mục truyền hình của Nhóm tác giả: Đại Dinh, Nguyễn Thịnh, Hoàng Anh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tác phẩm “Ông Hoàng thành thôn 14”, thể loại: Phim tài liệu của Nhóm tác giả: Thành Long - Quốc Ân, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; loạt bài 5 kỳ liên quan đến “Đan viện Thiên An”, thể loại: Phản ánh của Nhóm tác giả: Anh Phong, Thu Thủy, Bích Thùy, Báo Thừa Thiên Huế; loạt bài về “Nhà di sản” 117 Lê Thánh Tôn, thể loại: Phản ánh của tác giả: Phan Hoàng Thành, cộng tác viên Báo Thừa Thiên Huế.

Nhóm tác giả đạt giải Ba


Giải Ba trao cho 7 tác phẩm gồm: tác phẩm “Nhọc nhằn con chữ), thể loại: PS truyền hình của Nhóm tác giả: Như Nguyện, Anh Việt, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tác phẩm “Chuyện của ông Phan”, thể loại: PS truyền hình của Nhóm tác giả: Nguyên Thu, Quốc Ân, Anh Việt, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tác phẩm “Để không còn dấu vết chiến tranh”, thể loại: PS truyền hình của Nhóm tác giả: Thu Thúy, Văn Hiếu, Công Tuấn - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tác phẩm “Đằng sau những chuyên án bạc tỷ”, thể loại: Chuyên mục TH của Nhóm tác giả: Hồng Nhung, Hùng Anh, Tùng Ngân, Phòng Công tác Chính trị Công an tỉnh; tác phẩm “Ghi ở cột mốc 637”, thể loại: Ghi chép của tác giả Đoàn Quỳnh Anh, Báo Thừa Thiên Huế; tác phẩm “Ma trận thực phẩm an toàn” thể loại: Phản ánh của tác giả Hoàng Thị Huệ, Báo Thừa Thiên Huế; tác phẩm “Xung quanh thực trạng khai thác cát trái phép trên sông Hương”, thể loại: Phản ánh của Nhóm tác giả: Lê Xuân Thọ, Nguyễn Khánh,Báo Thừa Thiên Huế.

Nhóm tác giả đạt giải Ba


Giải Khuyến khích thuộc về 7 tác phẩm: tác phẩm “PGS.TS Đỗ Bang, Người thầy tận tụy”, thể loại: PS truyền hình, của nhóm tác giả: Diệu Hà, Anh Việt, Văn Thịnh - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tác phẩm “Khi mùa bão đi qua”, thể loại: Chuyên mục TH của Nhóm tác giả: Trần Hồng, Hùng Anh, Tùng Ngân - Phòng Công tác Chính trị Công an tỉnh; tác phẩm “Tết quê hương, thể loại: Phát thanh của Nhóm tác giả: Bạch Sa, Nhuận Mẫn; tác phẩm “Bất cập trong xây dựng nông thôn mới”, thể loại: Phản ánh, tác giả Hoàng Hải Triều, Báo Thừa Thiên Huế; tác phẩm “Tái định cư phải đi trước một bước”, thể loại: Phản ánh, tác giả Hoàng Thị Loan, Báo Thừa Thiên Huế; tác phẩm “Bất cập trong quản lý du lịch: Đừng đổ lỗi”, thể loại: Phản ánh, tác giả Võ Đức Quang, Báo Thừa Thiên Huế; tác phẩm “Chuyện “nón bài thơ và hương đất Cao Nguyên”, thể loại: Ghi chép của tác giả Ngô Minh, Câu lạc bộ Nhà báo Hưu trí - HNB tỉnh.

Theo đánh giá của BTC, các tác phẩm đoạt giải đã phản ảnh kịp thời, sâu sát tình hình nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng... diễn ra trên địa bàn tỉnh trong năm qua.

Trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí cho 6 hội viên


Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã gửi lời chúc mừng đến các nhà báo nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc của lực lượng báo chí tỉnh nhà thời gian qua. Đồng thời, ông cũng mong muốn, Hội nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí và đội ngũ cán bộ, phóng viên cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong tình hình mới.

Dịp này, Hội đã trao “Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp báo chí” cho 6 hội viên nhà báo và kết nạp 12 hội viên mới.


Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.

  • Ngày 12/1, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang lập hồ sơ thơ văn chữ Hán trên hệ thống công trình kiến trúc cung đình Huế để trình UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới.

  • Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..

  • Cá voi được xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển, vì vậy khi bắt gặp cá ông voi chết, ngư dân biển ở các tỉnh Quảng Bình cho đến mũi Cà Mau sẽ cử hành nghi lễ đám tang rất trọng thể. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc một nghi lễ tiêu biểu tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  • Chiều 26/12, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014 và bàn phương hướng hoạt động năm 2015.

  • Dưới chân phần mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu ở khu lưu niệm mang tên ông tại TP Huế có 2 phần mộ khác rất đặc biệt.

  • Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...

  • Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...

  • Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.

  • Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.

  • Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...

  • Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.

  • Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...

  • Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  • Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.

  • Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.

  • “Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.

  • Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc. 

  • Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.

  • Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt Nam...