“Thiên cẩu” trong lòng người dân Phổ Trung, Phổ Đông

09:42 20/08/2013

Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…

Bệ thờ được đặt ngay đầu làng

Theo câu đối tại chùa Cầu - Hội An (Thiên cẩu song tinh an cấn thổ. Tử vi lưỡng tướng định khôn thân) thì “thiên cẩu” này cho là hai vị thần trời cử xuống trần để canh giữ sự bình yên. Còn ở đền Định Vĩ, Hà Nội bệ thờ tượng “thần khuyển” bằng đá cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, miệng há, lưỡi thè ra… Người dân quanh vùng Định Vĩ và các làng lân cận đều đặn đến nhang khói bệ thờ ở đền vào các ngày rằm, mồng một, Tết… Điều này chứng tỏ, trong văn hóa dân gian, tín ngưỡng thờ “chó đá” vẫn được giữ gìn.
 
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, theo quan niệm của người Việt, con chó là vật giữ nhà, xua đuổi tà ma. Còn theo chuyện dân gian thì chó đá từng nhổm dậy mừng rỡ khi một người học trò đi qua và báo cho anh biết, kỳ thì sắp tới, anh sẽ đỗ đạt cao. Con chó là biểu tượng của sự gần gũi và mang điềm lành.
 
Tại hai làng Phổ Trung và Phổ Đông, “thiên cẩu” được đặt ngay đầu xóm, dưới một bệ thờ có mái che, bên cạnh có đĩa dâng, nhang đèn… Theo các bậc cao niên thì tục thờ này có từ thời cha ông họ. Ban đầu, tượng “thiên cẩu” là những viên đá lớn được tạo hình sơ sài, phía dưới có khắc chữ. Qua thời gian, tượng thờ được người dân tạo hình mới hoặc mua tượng đá với hình dáng đẹp hơn thay thế.
 
Bà Trần Thị Hảo, một cán bộ hưu trí ở làng Phổ Trung lý giải: “Nhiều người cũng tò mò, tranh cãi lý do tại sao làng thờ con vật thiêng này, sau mới được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giải thích. Người xưa cho rằng, do các điện thờ linh thiêng làng đối diện chiếu qua nên trong làng không có người đỗ đạt, thành danh. Thỉnh “thiên cẩu” về làng chính là để trấn giữ làng và phá thế “chiếu” của làng bên kia”.
 
“Từ đó trở đi, đã có nhiều người đỗ đạt hơn không”, tôi hỏi. “Tôi không biết sử sách ghi chép thế nào nhưng các thế hệ sau này như tôi đều đỗ đạt và có công ăn việc làm, đó là điều đáng mừng đấy chứ”, bà Hảo tự hào.
 
Người dân Phổ Trung, Phổ Đông quét dọn, nhang khói ở bệ thờ "Thiên cẩu"
 
Một người dân ở cạnh tượng thờ “thiên cẩu” làng Phổ Trung kể: “Tượng thờ này là do một người trung niên trong làng khéo tay đắp nên. Còn bệ thờ có mái che là một người nước ngoài tặng tiền cho làng xây dựng. Cúng xóm mỗi năm, chúng tôi đều dựng rạp trước “ngài thiên cẩu”, xôi chè, hoa quả đàng hoàng. Nhiều du khách nước ngoài khi ngang qua đều ghé thăm, kính cẩn thắp hương”.
 
Theo mệ Hoàng Thị Hội, 83 tuổi, ở làng Phổ Đông, người thường xuyên nhang khói cho “ngài thiên cẩu” thì dân cư các làng bên thi thoảng cũng đến đây dâng bánh trái và thắp hương. Trong làng tui vào ngày rằm, mồng một, đầu năm, Tết… đều không quên ra tượng thờ thắp nhang.
 
Chưa thể lý giải một cách xác đáng về tính hiệu quả và sự linh thiêng trong tín ngưỡng thờ “thiên cẩu” ở hai ngôi làng Phổ Trung, Phổ Đông. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, nét văn hóa tâm linh này đã được duy trì và lưu giữ qua bao thăng trầm thời gian.
 

Theo Thanh Sang (Thừa Thiên-Huế Online)

 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".

  • Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.

  • Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.

  • Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối  ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”

  • Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.

  • Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).

  • Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)

    Quý bạn đc thân mến.

    Bn mươi năm qua, đưc s quan tâm ca các cp lãnh đo tỉnh Tha Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).

     

  • Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .

     

  • Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

  • Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.

  • Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

  • Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.

  • Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.

  • Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

  • Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.

  • Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.

  • Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.