Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Lãnh đạo tỉnh, TP. Huế và các ban ngành, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chụp ảnh lưu niệm bên tượng nghệ thuật
Tham dự có các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch Thường trực Thừa Thiên Huế tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các vị lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế và các sở, ban, ngành liên quan và đại diện gia đình,bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa và được tổ chức đúng vào dịp 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/02/1939-28/02/2024).
![]() |
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa, cảm ơn ông Lê Hùng Mạnh, người tặng tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho TP Huế. |
Sau một thời gian xây dựng, thiết kế và lắp đặt, công trình tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn kết hợp với không gian cảnh quan công viên đường Trịnh Công Sơn đã được Ủy ban nhân dân thành phố Huế triển khai lắp đặt và chỉnh trang hoàn thiện.
![]() |
Đại biểu và đông đảo công chúng yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tham dự lễ khánh thành |
Tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác phẩm điêu khắc do cố điêu khắc gia Trương Đình Quế sáng tác và được ông Lê Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng-Kinh doanh Nhà Gia Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) là chủ sở hữu dành tặng cho thành phố Huế.
Tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500kg, được kiến trúc sư Hồ Viết Vinh và nhóm cộng sự Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế tư vấn thiết kế, lắp đặt, kết hợp hài hòa với cảnh quan công viên Trịnh Công Sơn tại phường Gia Hội, thành phố Huế.
![]() |
Công chúng tham quan những hình ảnh trưng bày về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế Trương Đình Hạnh cho biết, sự kiện được tổ chức nhằm tưởng nhớ, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế dành cho nền tân nhạc Việt Nam nói chung và cho Huế nói riêng; đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan, du lịch cho thành phố Huế.
Nơi đặt tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng sẽ là điểm dừng chân để những người mến mộ tài năng cố nhạc sĩ có dịp hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, nơi ông đã sáng tác những ca khúc đầu tay. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện công viên Trịnh Công Sơn theo quy hoạch, để tiếp tục bố trí những kỷ vật lưu niệm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
![]() |
Nhân dịp khánh thành bức tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng trong chiều tối 28/2, Ủy ban nhân dân thành phố Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức Chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
![]() |
Phương Anh
Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.
Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.
Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.
Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.
Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.
Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.
Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.
Sáng 18/6, Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.
Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục.
Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.
Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.
Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019.
Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).
Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019.
Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.
Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân” tại Huế.
Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.
Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.
Sáng ngày 17/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức khia mạc triển lãm “ Họ Hồ ở Miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và Nhân chứng”.