ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 364 THÁNG 6 - 2019

10:19 06/06/2019

Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.

Ông được làm quen và thân thiết với nhiều nhân vật nổi tiếng, đặc biệt như đồng chí Phan Đăng Lưu, lúc bấy giờ là Ủy viên Trung ương Đảng được phân công hoạt động công khai, phụ trách tờ báo Dân của Xứ ủy Trung Kỳ. Con đường cách mạng nhiều gian nan, Nguyễn Kim Thành đã phải vào tù từ lúc mới 19 tuổi và từ đây là chặng đường cùng với các đồng chí trong lao ngục tranh đấu quyết liệt, để lại nhiều dấu ấn, nhất là ở trong những bài thơ lần đầu được tìm thấy.

Mục văn xuôi, ngoài tuyệt phẩm của nhà văn lừng danh Marquez, là hai truyện ngắn hay, phủ màu huyền ảo lên hiện thực sinh động. “Gloria J” - Một chiếc bóng mơ sang ở xứ người. Một nỗi ám ảnh về thế giới lộng lẫy song chứa đựng nỗi cô đơn khủng khiếp. Một hình dung rất tinh tế về “mọi thứ tồn tại đều hàm chứa một lý do nào đó”. Những niềm riêng sang trọng đến nỗi khi tìm kiếm sự kết nối lại bắt đầu cho nỗi ngần ngại chạm vào. Thiết tưởng điều này cũng đơn giản như một ý niệm đong đầy mộng tưởng: “Chăm chỉ mơ một giấc mơ bình dị của loài người”. Ở “Kẻ đi tìm huyền thoại”, một truyện ngắn “như là” hiện thực được phủ sương huyền thoại lại cảm giác như nhân vật ấy đã gặp đâu đây quanh ta, về nỗi đau khi nhận ra vết thương thân phận, về một lát cắt thương đau trong chiều lịch sử của ẩn ức giống loài.

Bài “Về xuất xứ bài thơ Nam khê của Miên Thẩm” ở mục Huế - dòng chảy văn hóa mở ra một không gian rộng lớn và phức tạp trong cuộc tìm kiếm gốc tích cũng như lần nguồn đối sánh văn bản, từ đó lóe lên nhiều điểm sáng (và một số điểm mờ từ lịch sử vấn đề). Dĩ nhiên đây vẫn là hướng mở để các học giả tìm thêm minh chứng và luận giải trước khi muốn kết thúc những ẩn nghĩa quá khứ.

Ở mảng nghiên cứu và bình luận có bài: “Nghiên cứu ngoại biên trong khoa học xã hội nhân văn”. Từ sự trưng dẫn nhiều trường phái, lý thuyết phê bình văn học, tác giả đã giải mả nhiều vấn đề triết học ở nghĩa rộng. Triết học, phần nào được “giải cấu trúc”, không còn đóng vai trò trọng yếu một khi tâm thức ý niệm đã “ăn lan” ăn mòn ra đến các ngoại biên và mọi hệ hình trở nên mênh mông hơn trước cái nhìn về vũ trụ. Và cũng cần nhấn mạnh đến vai trò “trò chơi” của ngôn ngữ, đã tiếp lực “diễu nhại” mọi sự tuyệt đối trong một thế giới động. Theo đó sự xóa nhòa ranh giới giữa triết học và các hình thái khác mà tiêu biểu như thi ca, nghiên cứu văn chương đã được định hình như một sự phân hạng tạm thời của không-thời gian miên viễn.

Những vần thơ hồn nhiên ở mục Trang thiếu nhi và các bức họa cùng lời bình nhẹ nhàng ở bìa 2 - 3 là món quà ý nghĩa dành tặng tuổi thơ nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi.

 

Dưới đây là Mục lục:

- TỐ HỮU: THƠ VÀ NHỮNG NGÀY THÁNG TRONG NGỤC TÙ ĐẾ QUỐC - Dương Phước Thu

 

VĂN

- Gloria J - TRẦN BĂNG KHUÊ

- Kẻ đi tìm huyền thoại - NGUYỆT CHU

 

THƠ:

- MẠC TƯỜNG

+ Khói mây

+ Cứ coi như là

- TRẦN QUỐC TOÀN

+ Trong khu vườn tuổi thơ đầy nắng

+ Kí ức của một người cha để lại

- ĐÀM CHU VĂN

+ Bên ly cà phê sớm

- TRẦN VŨ LONG

+ Nói với những đứa con không ra đời

+ Sen

+ Mặt nạ

- TRẦN NHUẬN MINH

+ Không đề

+ Giật mình

- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

+ Những khi dừng lại

+ Quà tặng

- TRẦN HẠ VI

+ Những lời ru xanh

+ Lựa

- VŨ THẮNG

+ Mặt trời

- NGUYỄN TẤN SĨ

+ Khô

+ Vị trưa hè

– TRẦN NHƯ LUẬN

+ Từ một cánh cửa đã khép

– THẠCH ĐÀ

+ Sự sống quý hơn những câu thơ

- LƯU XÔNG PHA

+ Một hạt chiều treo chơi vơi

 

NHẠC:

- Nẻo về hư không - Nhạc và lời: Hoàng Trọng Mộc

 

TRANG THIẾU NHI

Thơ:

- NGUYỄN NGỌC PHÚ

+ Chuồn chuồn

 - HÀ NGỌC HOÀNG

+ Dòng sông quê

 - LÊ ĐÌNH TIẾN

+ Ngày mùa

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Tôi chỉ muốn gọi điện thoại thôi - GABRIEL GARCIA MARQUEZ - Thân Trọng Sơn (dịch và giới thiệu)

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- TÔ THÙY YÊN LÀ HIỆN TẠI - Đỗ Lai Thúy

- NHỮNG BÀI HÁT CỦA NGƯỜI SÔNG NGỰ - Trần Thùy Mai

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- NGHIÊN CỨU NGOẠI BIÊN TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN - Phan Tuấn Anh

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- VỀ XUẤT XỨ BÀI THƠ NAM KHÊ CỦA MIÊN THẨM - Trần Viết Điền

 

* Bìa 1: Tác phẩm “NGÀY NẮNG” (Sơn dầu, 60cm x 70cm, 2017) của họa sĩ zdungnguyen

 

* Bìa 2 & Bìa 3: - TRẺ EM - HÌNH TƯỢNG VÔ TẬN CỦA NGHỆ THUẬT - Trần Diễm Thy

 

- Minh họa: Họa sĩ Lê Văn Ba; họa sĩ Nguyễn Thiện Đức; họa sĩ Đặng Mậu Tựu - 1 mh

 

- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy

 

- Thư đi tin lại - Người Sông Hương

 

Ban Biên Tập

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.

  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường, có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Dù bây giờ ở Huế có nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng những ai một lần được thưởng thức những món ăn dân dã, nhưng ngọt ngào dư vị đồng quê của làng Nam Phổ chắc chắn sẽ không thể nào quên. 

  • Du lịch trải nghiệm luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đi tham quan. Tại các làng nghề truyền thống, việc để khách tham quan tự làm ra các sản phẩm, thực sự đã thu hút và hấp dẫn du khách.

  • Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất dân gian. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

  • Tới Huế mà chưa xuống thuyền nghe ca Huế coi như chưa biết đến đất Cố đô. Vì thế, dù bận đến đâu du khách cũng cố dành thời gian “tựa mạn thuyền rồng” để thưởng thức thú chơi tao nhã và độc đáo này. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, ca Huế trên sông Hương lại đang bị vướng vào lắm nỗi niềm.

  • Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… tất cả đã tạo nên một Huế mộng mơ rất đặc trưng và luôn là điểm đến thú vị đối với mọi du khách.

  • Một trong những kiến trúc đặc trưng của Huế là nhà vườn. Hai khu vực có nhiều nhà vườn nhất là Vĩ Dạ và Kim Long. Vĩ Dạ, cái chốn nửa thôn quê, nửa thị thành mà ai cũng biết ấy xuất hiện trong một kiệt tác của Hàn Mặc Tử. 

  • Sáng ngày 26/10, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có buổi tiếp xã giao Đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan làm Trưởng Đoàn. 

  • Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.

     

  • (SHO) - Nhằm mục đích tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh,  Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Tỉnh ủy TT- Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Chí Thanh” tại tỉnh TT- Huế vào ngày 31/12/2013.

  • (SHO) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền.

  • Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới

  • Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh “ Giao cảm” của nữ họa sĩ Đặng Thị Thu An, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật - Trường Đại học Nghệ thuật Huế vào sáng nay, ngày 19/10/2013.

  • (SHO) - Tối ngày 17/10/2013, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ nữ: Thúy Nga, Từ Nguyễn và Lưu Ly. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

  • Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...

  • (SHO) - Vừa qua, tại công viên Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra các hoạt động nhân Kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát động đợt thi đua cao điểm hướng đến Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. 

  • Nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế đã ngập trong nước lũ sau khi cơn bão số 11 đi qua.

  • SHO - Vào chiều 14/10, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã diến ra buổi khai mạc triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.

  • Ở tuổi 92, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn còn khá minh mẫn, mắt sáng, tai tinh, giọng nói nhẹ nhàng đúng chất của con nhà dòng dõi. Cụ chính là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - Hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng (triều đình nhà Nguyễn).