Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 4 đã làm nên một điều đặc biệt khi quyết định trao giải cho tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao.
Tập thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình" của nhà thơ Trần Vàng Sao do NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam phát hành năm 2020
Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4-năm 2020 nhận được 284 tên sách và bộ sách dự giải, bao gồm 365 cuốn của 47 nhà xuất bản. Hội đồng Chung khảo là các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn đầu ngành đã xem xét, đánh giá, đề xuất trao giải cho gần 30 cuốn sách, bộ sách có giá trị cao.
Hội nghị Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia đã bỏ phiếu nhất trí trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 cho 25 bộ sách, cuốn sách. Trong đó có cuốn thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao. 100% kiến của hội đồng đều đồng ý trao giải B cho cuốn thơ của Trần Vàng Sao.
Tập thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình" của nhà thơ Trần Vàng Sao được xuất bản vào năm 2020. Tập thơ gồm 32 bài thơ, trong đó có những bài thơ đã in trên một số báo và tạp chí cùng nhiều bài thơ chưa được công bố do gia đình lưu giữ như: "Đồng chí", "Những ngày tôi còn nhỏ ở Vỹ Dạ", "Nhớ Ức Trai", "Khoảng trống ngoài sân khấu", "Mạ ơi", "Gọi tìm xác đồng đội", "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình"…
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân, hơn một năm trước, khi biết tin Nhà Xuất bản Hội Nhà văn sẽ in tập thơ này, có một vài người khuyên ông cân nhắc vì Nhà Xuất bản Hội Nhà văn thi thoảng lại có ‘’chuyện’’ vì những tác phẩm ra đời từ đây. Nhưng Nhà Xuất bản đã quyết định cho ra mắt tập thơ này và ông tự nguyện viết đôi dòng ‘’lời tựa’’ cho tập thơ.
Trong lời tựa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết, cuộc đời và thơ ca của Trần Vàng Sao đã được đông đảo những người yêu văn học biết đến. Có những lúc, thơ ca của ông đã trở thành rắc rối và cả những trầm luân nào đó đối với cuộc đời ông. Và không phải lúc nào thơ ca của ông cũng được hiểu đúng. Nhưng ông đã sống và đã sáng tạo như chính ông trong chính thời đại của ông.
"Thơ của Trần Vàng Sao là chính cuộc đời ông. Tôi luôn mang cảm giác ông không hề theo bất cứ một trường phái nào, không dùng bất cứ một kỹ thuật hay phép tu từ nào... Thơ ông hiện ra như chính áo quần ông, tóc tai ông, hơi thở ông, ánh mắt ông, giọng nói ông, cảm giác ông, mồ hôi ông, đau ốm ông, giận dữ ông, dày vò ông, tuyệt vọng ông, khát vọng ông…. Và nhịp đập trái tim ông là thứ kỳ diệu nhất gắn kết toàn bộ những gì thuộc về ông để vang lên thành thi ca. Bởi thế, thơ ông chân thực và mãnh liệt như máu chảy trong huyết quản ông", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết.
![]() |
Cố nhà thơ Trần Vàng Sao |
Cố nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật Nguyễn Đính (1941 – 2018), quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Ông lớn lên và sinh trưởng tại Huế. Đầu những năm 60, đi theo tiếng gọi đấu tranh phong trào của sinh viên - học sinh Huế, ông tham gia phong trào với nhiệt huyết yêu nước nồng nàn. Những năm tháng đó đã để lại cho ông một gia tài thi ca nho nhỏ. Trần Vàng Sao từng được người đọc biết đến với "Bài thơ của một người yêu nước". Bài thơ này được chọn là một trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XX.
Theo An Ninh Thủ Đô
Sáng ngày 25/7, Thành uỷ - HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế trang trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Sáng ngày 24/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Huế đã tổ chức Đại hội Đảng bộ MTTQ Việt Nam lần thứ I - Nhiệm Kỳ 2025 - 2030. Tham dự có đồng chí Phạm Đức Tiến - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - Bí thư Đảng ủy các cơ Đảng thành phố.
Tối 20/7/2025, khu vực sân khấu Sông Hương – Bia Quốc Học, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức khai mạc Ngày hội thể thao vì sức khỏe cộng đồng “Hue Sports Festival” 2025.
Ngày 15/7, Uỷ ban Nhân dân thành phố Huế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành uỷ Huế về việc rừng ven biển thuộc xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng), thành phố Huế bị chặt hạ.
Với những nỗ lực đáng kể của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huế 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 9,36%, đứng trong top 10 cả nước. Đó là một trong số các thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2025.
Ngày 9/7, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Vietnam Airlines phối hợp với UBND thành phố Huế long trọng tổ chức sự kiện chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam và đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines – một cột mốc đặc biệt trong hành trình 30 năm hình thành và phát triển.
Lễ hội Bhươih Haro Tơme (Mừng lúa mới) - lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Cơ Tu tại các xã Nam Đông, Long Quảng, Khe Tre cùng với Bún bò Huế - Tri thức dân gian của Huế tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo tin tức mới nhất từ Sở văn hóa du lịch cùng Quyết định (2203/QĐ-BVHTTDL và 2204/QĐ-BVHTTDL) của Bộ VHTTDL vừa được ký và ban hành vào ngày 27/06.
Sau lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Huế hiện có 40 đơn vị hành chính phường xã.
Tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội sáng 30/06, danh sách 40 đơn vị hành chính mới của thành phố Huế đã chính thức được thông qua, có hiệu lực pháp lí từ 16/6/2025 và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/07/2025.
Đường Bụt Đường Hoa: Thơ ca Phật hoàng Trần Nhân Tông – Chủ đề của buổi trò chuyện với diễn giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa - tinh thần. Sự kiện diễn ra dưới sự phối hợp của Legacy Brand cùng Không gian sách và Văn hoá Huế, Tri Thức Việt, Lũa Decor vào sáng ngày 29/06/2025, tiếp nối hai lần tổ chức thành công trước đó tại TPHCM và Hà Nội.
Chiều ngày 19/6, Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Huế dẫn đầu đoàn đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), chào mừng thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiêụ cuốn sách – công trình nghiên cứu “Biên niên lịch sử Báo chí Huế (1913 – 2020)”.
Sáng ngày 16/6, nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo thành phố Huế phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Báo chí Huế đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước”.
Sáng ngày 16 tháng 06 năm 2025, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại viết Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật khóa VIII tại thành phố Huế. Sự kiện lần này quy tụ gần 70 văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình đến từ 44 tỉnh, thành trên cả nước.