Xuất phát đội đua- Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2010 và hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời gìn giữ, phát huy và quảng bá tiềm năng của địa phương, là cơ hội để giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch của vùng đất lịch sử Quảng Điền với du khách trong và ngoài nước.
Quảng Điền từng là vùng đất biên cương cực nam của Tổ quốc với thành Hóa Châu lừng lẫy một thời. Nơi đây cũng từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trên con đường mở đất về phương Nam. Với bề dày lịch sử đó, mảnh đất Quảng Điền đang ôm ấp trong mình những trầm tích văn hóa đa dạng, phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ ghi dấu một thời vàng son của vùng đất lịch sử này. Không chỉ thế, ngày nay Quảng Điền còn được biết đến với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch…
Tại đây, du khách sẽ được tận hưởng làn gió mát từ phá Tam Giang thơ mộng thổi vào và hòa mình vào các hoạt động mang tính cộng đồng của ngày hội như: Xem triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật về Quảng Điền, với gần 60 ảnh màu chụp phong cảnh làng quê, hoạt động sản xuất, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt, con người Quảng Điền; Đêm thơ Quảng Điền; Thưởng thức các món ăn dân dã của các làng quê như: bún, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, tôm chấy, bánh ướt thịt heo, xôi đường, và các món ăn đặc sản của vùng sông nước Tam Giang; Hội trại thanh niên Quảng Điền cũng sẽ được diễn ra trong suốt quá trình tổ chức lễ hội, nhiều trò chơi dân gian, truyền thống như: thi thả diều, thi bịt mắt đập om, thi kéo co, dạ hội hóa trang, lửa trại, thi đôi nhảy đẹp, thi bắt trìa trên phá; Cùng với các môn thể thao truyền thống: Đu tiên, Vật võ và đặc biệt là đua ghe câu trên phá Tam Giang - loại hình đặc trưng của vùng sông nước Quảng Điền.
Chương trình nghệ thuật tổng hợp của đêm khai mạc sẽ là điểm nhấn của ngày hội “Sóng nước Tam Giang”, với nhiều nội dung phong phú, mang tính nghệ thuật cao, thắm đượm bản sắc văn hóa dân gian của vùng đầm phá ven biển, sẽ được diễn ra vào tối ngày 1/5, gồm 3 chương: Chương 1: “Hành trình mở cõi” bao gồm các tiết mục thể hiện quá trình hình thành và phát triển của vùng đất sông nước Tam Giang - Quảng Điền; Chương 2: “Nắng gió Tam Giang”, thể hiện phong tục tập quán, cuộc sống lao động, sản xuất và cảnh đẹp của miền sông nước Tam Giang – Quảng Điền. Chương 3: “Quảng Điền ngày mới”, thể hiện sức sống mới trên con đường xây dựng và phát triển mạnh mẽ của quê hương Quảng Điền... Chương trình sẽ có sự tham gia của gần 100 ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên, trong đó có 04 ngôi sao ca nhạc hàng đầu của Việt Nam là Thanh Lam, Phương Thanh, Tùng Dương, NSUT Thoại Mỹ, dự kiến diễn ra trong khoảng 105 phút ở sân khấu nổi đặt trên mặt nước phá Tam Giang, với hàng chục con đò nhỏ làm phông nền, sẽ tạo nên một cảnh sắc vô cùng độc đáo... Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TRT1 của Đài PTTH tỉnh Thừa Thiên Huế và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh tiếp sóng và phát qua hệ thống truyền hình Cáp...
Ngoài ra, nhiều tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên phá Tam Giang và tham quan các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương như: đình làng Thủ Lễ, thành Hóa Châu, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, làng nghề đan lát Bao La… cũng sẽ được tổ chức trước, trong và sau ngày hội để du khách có dịp tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” là một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng cao, cũng là dịp để giới thiệu về tiềm năng, kinh tế, văn hóa, du lịch của vùng đất Quảng Điền có bề dày lịch sử gắn với mhiều di tích nổi tiếng, nhiều sản vật phong phú độc đáo. Qua đó, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian, những làng nghề truyền thống cũng như tạo tiền đề cho việc tổ chức lễ hội vào những năm tiếp theo nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế của địa phương. PV |
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.