Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam

09:35 26/12/2013

Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc. 

Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (ngoài cùng bên trái) sinh hoạt với lớp chỉnh huấn chính trị của cán bộ các đơn vị miền nam tập kết ra miền bắc

Khởi nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương và gia đình, với khát khao được góp sức vào sự nghiệp đấu tranh giành ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, độc lập cho dân tộc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã giác ngộ và đi theo cách mạng, theo Ðảng từ rất sớm. Trong cuộc đời mình, đồng chí luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phức tạp, là một đảng viên cộng sản kiên cường, sáng tạo, đầy nhiệt huyết và tinh thần cách mạng tiến công; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc; một tấm gương suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tinh thần "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Dù là nhà lãnh đạo chính trị, chỉ huy quân sự hay "Bám đội lội đồng", trao đổi văn chương... đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn tạo ấn tượng đặc biệt về một người lãnh đạo "văn võ song toàn", trong "văn" có "võ", trong "võ" có "văn", "văn" hòa với "võ"... Bởi thế, đồng chí đã được Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao đảm nhiệm những cương vị quan trọng trong những lĩnh vực đang là "trọng điểm" cấp thiết nhất của đất nước, của Quân đội: là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Phó Bí thư Tổng Quân ủy (1950) khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang một giai đoạn mới, Quân đội ta phát triển nhanh chóng, ngày càng lớn mạnh; là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nông nghiệp T.Ư (1961) khi nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu, yêu cầu của công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất kinh tế nông nghiệp đang trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước; là Bí thư T.Ư Cục kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang (LLVT) giải phóng miền nam Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền nam (1964 -1967) khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân và vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền nam và đánh phá bằng không quân, hải quân ra miền bắc, làm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ quyết liệt.

Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh không chỉ là một nhà lý luận sắc sảo, uyên thâm trên mọi lĩnh vực được đảm nhiệm, mà còn là một nhà tổ chức thực tiễn cách mạng xuất sắc. Với nhãn quan chính trị sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng rất cụ thể, đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc trong việc phát triển đường lối, lý luận cách mạng, đặc biệt là lý luận về xây dựng Ðảng, củng cố sự lãnh đạo của Ðảng đối với LLVT, Quân đội; phát triển đường lối, thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng LLVT ba thứ quân; xây dựng Quân đội nhân dân (QÐND) vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; chăm lo giáo dục bồi dưỡng xây dựng con người toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, đặc biệt là về bản chất cách mạng, tư tưởng chính trị; xác lập, tăng cường công tác chính trị trong Quân đội... Ðồng chí đã góp phần cùng Ðảng, Nhà nước hoạch định những chủ trương, chính sách mới, bổ sung một cách sáng tạo đường lối và nghệ thuật quân sự của Ðảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Trong tổ chức thực tiễn, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đặc biệt nổi tiếng xông xáo trong công cuộc xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng nông thôn mới; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; xây dựng quyết tâm, tìm cách đánh và thắng đế quốc Mỹ. Tên tuổi của đồng chí gắn liền những bước ngoặt của mỗi thời kỳ, với các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp trong khắp cả nước và phương châm, cách đánh độc đáo, sáng tạo: "Bắt Mỹ phải đánh theo cách đánh của ta", buộc chúng phải "ăn cháo bằng dĩa", "nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", "vấn đề chiến thuật sẽ được giải quyết tại chiến trường"; phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, đánh địch bằng "hai chân" (chính trị, quân sự), "ba mũi" (chính trị, quân sự, binh vận), trên cả "ba vùng chiến lược" (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị); kết hợp chặt chẽ giữa LLVT ba thứ quân, giữa chiến tranh du kích với tác chiến chính quy trên cơ sở phát triển chiến tranh du kích; xây dựng, củng cố hệ thống các "Vành đai diệt Mỹ" ở khắp các chiến trường miền nam, các phong trào thi đua "tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt", phấn đấu trở thành "dũng sĩ diệt Mỹ"... Nhờ đó, đã tạo nên sức mạnh, chỗ dựa cho cả hậu phương lớn XHCN và tiền tuyến lớn miền nam cùng đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền bắc.

TRONG xây dựng Quân đội, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư chú trọng xây dựng QÐND Việt Nam không chỉ là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân mà còn mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc - là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu. Theo đồng chí, xây dựng Quân đội phải toàn diện cả về chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; cả tổ chức, con người và vũ khí trang bị, trên mọi chức năng, nhiệm vụ của Quân đội... Trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng quân đội về chính trị. Trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội đều phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng. Ðồng chí đã có những đóng góp xuất sắc trong việc phát triển đường lối, lý luận xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng QÐND, nhất là trong xây dựng Ðảng bộ Quân đội, củng cố sự lãnh đạo của Ðảng đối với Quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng hệ thống cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị ngày càng trưởng thành, làm nòng cốt trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vững vàng vượt qua mọi thử thách cam go, quyết liệt; bồi dưỡng và phát huy bản chất cách mạng của QÐND; chăm lo giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội cả về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là về tư tưởng chính trị. Ðồng thời, trực tiếp cùng Tổng Quân ủy chủ trì tổng kết công tác chính trị và xác định rõ vị trí, chức năng, nguyên tắc tiến hành công tác chính trị, coi công tác chính trị là "linh hồn", "mạch sống" của Quân đội; đề ra nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng Quân đội về chính trị và tiến hành công tác chính trị...

Từ thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có công tìm tòi, khái quát, góp phần làm sáng tỏ lý luận để chỉ đạo những vấn đề cơ bản trong nghệ thuật quân sự của Ðảng ta, xác định đúng đắn bước chuyển biến chiến lược từ "chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ" để chủ động chuẩn bị và đánh thắng quân xâm lược Mỹ khi chúng trực tiếp tham chiến ở miền nam. Ðồng chí đã góp phần làm sinh động nghệ thuật nắm thời cơ, tranh thủ thời cơ để lập thế, chuyển hóa thế trận, chuyển hóa so sánh lực lượng, đánh địch theo tinh thần của chiến lược, chiến thuật là "chủ động bắt quân địch đánh theo cách đánh mà ta muốn, làm cho chúng đông hóa ít, mạnh thành yếu, yếu một thành yếu mười. Quân và dân miền nam đánh theo cách đánh của mình, cách đánh làm cho ta ít hóa nhiều, yếu hóa mạnh, mạnh một thành mạnh mười"...

Nắm vững đường lối quần chúng của Ðảng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, chiến đấu và lao động sản xuất của nhân dân; hòa mình trong cuộc sống bình dị của nhân dân; gần gũi, hiểu sâu tâm tư cán bộ, chiến sĩ, hết lòng thương yêu đồng bào, đồng chí; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân; lời nói đi đôi với việc làm, lý luận gắn chặt với thực tiễn, đạo đức đi đôi với tài năng... Ðồng chí là người nhân hậu, đức độ, trong sáng từ tâm hồn đến phong cách, suốt đời rèn luyện theo tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có phong cách sống, làm việc dân chủ, tập thể, chân tình, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thẳng thắn, liêm khiết và luôn nghiêm khắc đối với chính mình nhưng lại hết mực thương yêu đồng chí, đồng đội. Có thái độ, phương pháp đúng đắn khi xem xét, giải quyết những tiêu cực, yếu kém trong đời sống đất nước và Quân đội. Nhận định, đánh giá đúng tình hình trên cơ sở hiểu rõ và phân tích chính xác nguyên nhân; khéo biết khêu gợi, hướng dẫn, thuyết phục, phát huy tác dụng tự phê bình, phê bình trên tinh thần tự giác và có tính chất quần chúng; kết hợp việc lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức; trung thực, công tâm, khách quan, không "dĩ hòa vi quý".

Khu 4 nói chung và Niêm Phò, Quảng Thọ, Thừa Thiên - Huế nói riêng là vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động sáng tạo và yêu nước. Từ trong truyền thống đó, dòng họ Nguyễn Công đã sinh ra đồng chí Nguyễn Chí Thanh và những cống hiến của đồng chí đã góp phần làm rạng danh đất nước, quê hương, dòng họ. Nhờ có đồng chí, với những chủ trương do đồng chí khởi xướng và chỉ đạo thực hiện như: bám sát dân; chống tư tưởng cầu an trong cán bộ, đảng viên và đồng bào; lấy việc phá tề, trừ gian và cải thiện dân sinh làm công tác chính; phát triển chiến tranh nhân dân, xây dựng các đơn vị Vệ quốc đoàn; thực hiện phương châm "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung", nhanh chóng củng cố lại LLVT và phát triển dân quân du kích; chú trọng phát triển và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, củng cố hệ thống tổ chức đảng; phát động phong trào phối hợp phá tề, trừ gian, rào làng kháng chiến; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, kháng chiến kiến quốc; thực hiện khẩu hiệu "mỗi người dân là một đội viên", "mỗi làng, mỗi xóm, mỗi gia đình là một ổ chiến đấu", phát triển chiến tranh du kích... mà quân và dân Bình - Trị - Thiên đã tiến một bước dài trên con đường kháng chiến trường kỳ, đầy gian khổ, khó khăn thử thách, anh dũng và kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, từng bước làm thất bại âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðồng chí là "linh hồn cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên"...

Với những công lao và thành tích xuất sắc đối với cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ðồng chí cũng được đồng chí, đồng bào trân trọng và yêu quý tôn vinh là "Ðại tướng của nhân dân", "Ðại tướng của nông dân", "Ðại tướng du kích", "hình tượng mẫu mực của Bộ đội Cụ Hồ"...

 


Theo Thiếu tướng, PGS, TS VŨ QUANG ÐẠO

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 17/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức khia mạc triển lãm “ Họ Hồ ở Miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và Nhân chứng”.

  • Tối 16-5, tại Khu du lịch quốc tế Minh Viễn, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2019 nhân kỷ niệm 10 năm Lăng Cô được công nhận Vịnh đẹp thế giới (2009-2019).

  • Sông Hương số Đặc biệt kỳ này góp phần ghi lại dấu ấn ở những dấu mốc lịch sử của đất nước cũng như tôn vinh kịp thời những giá trị kinh tế văn hóa của tỉnh nhà. Đó là Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019); Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6; Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, v.v.

  • Sáng ngày 3/5, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • “Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”. Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khiến chúng ta nhớ đến Bác Hồ trong kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Người. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhớ về tác giả bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ”. Tác giả Chu Huy Sơn đã qua Cuba gặp gỡ thân mật nhà thơ Phêlích tại gia đình vào một ngày mùa hạ ở La Habana, nghe câu chuyện nhà thơ Phêlích được gặp Bác Hồ tại Hà Nội. Đó là một ngày cảm động hiếm thấy, có ý nghĩa nhất trong đời cầm bút của nhà thơ Phêlích. Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa về cuộc nối kết thâm tình, giúp ta hiểu sâu hơn bài thơ mà sau này được phổ thành bản nhạc hào sảng tràn đầy niềm yêu thương.

  • Chiều 29/4, tại công viên Tứ Tượng Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ-lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã khai sinh ra các làng nghề truyền thống

  • Tối 28/4, lễ hội áo dài với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản” đã diễn ra tại cổng Ngọ Môn - Đại nội Huế, đây là một trong những chương trình chính của Festival nghề truyền thống Huế 2019.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

  • Sáng ngày 28/4, Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ các cơ quan đoàn thể đã có đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường cũng như có nhiều hoạt động thiết thực  trong phong trào Ngày chủ nhật xanh. 

  • Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.

  • Sáng 27/4, tại bảo tàng thêu XQ Huế đã diễn ra Lễ hội hoa làng nghề lần thứ nhất với nhiều hoạt động phong phú, đa sắc màu nằm trong khuôn khổ Festival làng nghề Huế năm 2019.

  • Tối 26/4,  Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đã chính thức khai mạc với nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm âm hưởng dân tộc.

  • Chiều ngày (26/4), tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Không gian trưng bày và thao diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các thành phố và tổ chức quốc tế.

     

  • Chiều 26/4, tại công viên Tứ Tượng, UBND TP Huế tổ chức Khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực. 

  • Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty Karcher Việt Nam thuộc tập đoàn Karcher Đức tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn tại Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

  • Sáng ngày 26/4, Sở văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định Trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân là di tích cấp tỉnh.

  • Để phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh” tiếp tục duy trì một cách thường xuyên và rộng khắp, mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng và toàn xã hội;Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có lời kêu gọi đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bà con nhân dân, cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh cùng vào cuộc, chung tay góp sức mình lan tỏa phong trào "Ngày chủ nhật xanh". Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế xin giới thiệu đến bạn đọc toàn văn lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh.

  • Chiều 25/4, Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam”.

  • Chiều ngày 25/4, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 20 I 9 long trọng tổ chức lễ khai mạc “Không gian Đông y Huế ”. 

  • Chiều ngày 25/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Họa sĩ Đặng Ái Việt - Nét cọ tạc những tượng đài thời gian".