PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Yếm Đào
Minh họa: Nhím
Em
Nõn nường
Yếm đào chẽ ba
Ôm trọn tình yêu
Một vòng tròn kín cổ
Dẫu ngàn xưa và bây giờ vẫn thế
Yếm đào em rạo rực thắt lưng xanh
Nhẫn nại em
Cổ kiêu ba ngấn
Cần cù em
Thấp thoáng lưng ong
Đầy đặn em thao thức một khuôn rằm
Mắt lá dăm lúng liếng
Lúa đồng thơm em làm vỡ mảnh trăng…
Ngàn xưa em
Mắt phượng mày ngài
Đàn bà cong cong nét trời cho
Phảng phất bóng Chúa Liễu hay Đông Hồ tranh cổ
Những ý niệm tình tứ hay trang nghiêm
Theo em lặn lội thân cò
Vất vả nuôi con và chờ chồng biền biệt...
Dệt nên trang sử vàng bất diệt
Còn ghi dấu những đôi bàn chân thon
Em bước vào lịch sử Việt Nam
Vẫn cổ kiêu ba ngấn vẹn tròn
Kìa Yếm Đào
Thu vàng trong hoa cúc
Em ngồn ngộn với hội nhập mê say
Yếm Đào hiện đại còn trễ tràng vẻ phồn thực hôm nay
Áo tứ thân gọi về lời ca chèo náo nức
Kìa má hồng môi thắm
Nước non Em
tung tẩy gánh
từng ngày.
(SH312/02-15)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong