TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
Xuân sa mạc
1
Vẽ trong đầu những vũ trụ xa xăm
Tôi khắc tên mình vào tinh cầu ảo giác
Ngày qua ngày
Tôi bay bằng đôi cánh loài chim hoang tưởng
Thiên đàng thẳm sâu như mắt em
Hồn nhiên tôi làm thiêu thân
Bất chấp diêm sinh
2
Khuấy tan sự mệt mỏi
Như ly chanh đá trưa hè
Gối đầu lên giấc mơ khải huyền
Tôi chờ mùa xuân sa mạc
Thời gian biến thành những giọt mực
Lặng lẽ chấm phá bức tranh đời tôi
Du mục
3
Nỗi cô đơn dài như sợi tóc em
Vô tình đánh rơi nơi lan can vắng
Tôi con cào cào khoe màu nơi đồng cỏ
Nắng chiều như vết dao!
Những khát vọng thiên thanh
Thoáng qua như mùi hương của gió
4
Khắc khoải nhặt những nốt nhạc
Trong hoang lạnh đêm
Tôi cần mẫn như con kiến
Xâu chuỗi tháng ngày vô vị
Mong tạo tác bài ca bất hủ
Về tình yêu!
5
Em đã xa
Chỉ còn những âm thanh lẻ loi vẳng về
Qua mao mạch khuya quạng quẽ
Giá như có thể
Tôi nguyện làm ánh đèn nhỏ nhoi góc phố quen
Và em xin mãi xanh như bài ca thuở ấy!
(TCSH335/01-2017)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ