Xa rồi "thành phố lăng"

15:32 24/02/2010
HỒ VĨNH(Thấp thoáng cố đô)

Một trong những lăng lớn nhất nghĩa trang làng An Bằng - Ảnh: vietnamnet.vn


Khởi hành từ thành phố Huế, tôi ngồi trên chiếc xe City trực chỉ hướng về phía Đông. Đến địa phận xã Thuận An, theo con đường tỉnh lộ trải dài xuyên qua vùng ven biển và đầm phá huyện Phú Vang. Dừng xe ở làng An Bằng, nơi có "thành phố lăng" thuộc xã Vinh An, chiếc xe đã "ngốn" 40km bám đầy bụi đỏ. Giữa không gian tĩnh lặng hun hút trong nắng gió, tôi choáng ngợp bởi quần thể lăng mộ có những kiểu dáng kiến trúc khác nhau, nhấp nhô xa tít tầm mắt.

* Âm phần

Đứng bên một ngôi mộ đang xây dựng, tôi hỏi anh chủ thầu: "Xây ngôi mộ này tốn khoảng bao nhiêu tiền?", "70 triệu đồng". Anh chủ thầu chỉ tay về phía trước, nơi có ngôi mộ hình bát úp, nói: "Trong hơn 1000 lăng mộ ở đây, ngôi mộ ấy đạt kỷ lục thời gian xây dựng là 8 tháng. Chi phí cho ngôi lăng trên 300 triệu đồng".

Tôi đứng trước một ngôi lăng mộ có kiểu kiến trúc tổng hợp "độc nhất vô nhị". Mặt bằng kiến trúc có hình chữ nhật chiếm diện tích khoảng 90m
2, nền cao 2,5 mét; mặt tiền là bốn trụ biểu kiến trúc theo kiểu Tàu. Chính giữa được trang trí hình chữ "Vạn" thể hiện mong ước được siêu thoát trong cõi niết bàn. Sau nhà bia là hai nấm mộ đắp nổi theo kiểu song táng như lăng mộ vua Gia Long "Càn khôn hiệp đức". Tầng trên cùng thiết kế hình bát úp với nóc tròn đồ sộ mô phỏng theo kiểu hoàng lăng ở Ấn Độ. Để thực hiện được không gian như vậy phải dùng sắt phủ lên lớp bê tông chịu lực. Dọc những chữ khắc trên bia mộ mới biết chủ nhân của ngôi lăng là ông bà L.V.T. tạ thế cách đây 16 năm mà đã "phát tích". Công trình sư xây dựng là người con rể ông Lê Văn Phát, một thợ nề "có cựa". "Ông Hựu đã cất công đi lấy mẫu và nhờ thiết kế khéo, vật liệu tốt, gia công kỹ nên lăng mộ này nổi bật hơn cả" - anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn An Bằng nói như vậy.

Với quan niệm "sống gửi, thác về", con người đã có sinh là có tử, cho nên làng xã nào cũng có khu nghĩa trang. Riêng làng An Bằng đa số người dân ở đây đi nước ngoài rồi gửi tiền về xây lăng đắp mộ. Thậm chí có ngôi mộ phá dỡ xây lại hai đến ba lần mới "thuận mắt". Một người dân An Bằng giải bày: "Dân làng chúng tôi không phải khoe của mà chủ yếu hướng tâm đền đáp công ơn sinh thành". Thực ra, trong số những phần mộ phá dỡ ấy, có một số không ít là mộ của người còn sống. Rõ ràng, tại đây đã bùng nổ "Âm dương chi chiến".

Tôi đi dọc miền duyên hải các xã Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Vinh An... huyện Phú Vang. Qua tiếp xúc, tôi thấy tâm lý người già họ lo trước cái chết và cũng muốn mồ yên mả đẹp. cho nên họ sửa sang mộ phần của thân nhân và xây trước sinh phần. Bác Nhân ở An Bằng có giọng nói lo lắng: "Ở làng quê chúng tôi chỉ có hai điều. Xây lăng đắp mộ ngày càng nhiều, và ngày càng có nhiều người già đang đợi để đến nơi đó".

Do việc xây lăng đắp mộ "rộ" lên từ năm 1990 và có những phát kiến trong kiểu thức lăng mộ truyền thống pha lẫn đông tây kim cổ. Nhìn từ xa bóng dáng của "thành phố lăng" khi in nét trên bầu trời đã tạo nên những hiệu quả mỹ cảm thu hút những khách du lịch từ xa. Ông André Crozeilles, quốc tịch Pháp khi đến "thành phố lăng" nói: "Một vùng cát trắng mà trở thành một đô thị người chết".

Khác với "thành phố lăng" ở An Bằng, ở nghĩa trang xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng, tôi đã thấy người dân ở đây họ xây mộ cho người chết theo kiểu nhà ba tầng, cao khoảng 7 mét, có cửa nẻo đầy đủ, thậm chí có cả hòn non bộ. Đây là mốt xây nhà mồ to lớn theo kiểu nhà lầu có hình thù kệch cỡm đang "liên tục phát triển" ở Hải Phòng. Một người dân ở xã Vĩnh Niệm nói: "Qúa lãng phí".

* Dương cơ

An Bằng là một làng cổ nằm ven biển có cách đây trên 400 năm. Dưới thời vua Minh Mạng, phường An Bằng thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang. Theo ông Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn cho biết, diện tích phường An Bằng có 1201 mẫu 4 sào (xưa)), trong đó cát trắng chiếm 1201 mẫu 1 sào. Do vùng đất toàn cát trắng nên dân làng sống chủ yếu làm nghề chài lưới. Một người dân An Bằng thổ lộ: "Trước đây chúng tôi cực lắm. Làm nghề cá khi gặp trời yên biển lặng thì đủ ăn. Còn không thì ăn cháo xương rồng. Bây giờ đời sống của chúng tôi tương đối sung túc nhưng không bao giờ quên những ngày cực khổ ấy".

Đi trên những con đường liên thôn ở An Bằng, tôi thấy nhà cửa phát triển nhanh chưa từng thấy. Toàn xã Vĩnh An có 1800 hộ dân, trong đó An Bằng có khoảng hơn 800 hộ nhưng có đến 75% dân có người thân ở nước ngoài. Ở đây, quanh năm suốt tháng đều có Việt kiều "ôm" ngoại tệ về thăm quê hương. Trên vùng quê cát trắng này, họ đã "bê tông hóa" dương cơ (nhà cửa), sau đó xây lăng mộ, cúng tiền xây nhà thờ họ đình, chùa... Hôm mới rồi dự lễ khánh thành đình làng An Bằng, tôi nghe đọc công khai về việc xây dựng đình. Trong đó tổng số xi măng: 222 tấn, sắt thép các loại: 14 tấn... chi phí hơn 1,4 tỷ đồng.

Rời "thành phố lăng", theo tỉnh lộ 68, tôi đến xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Đi vào nghĩa trang thôn Vĩnh Xương toàn cát trắng, tôi tắm nắng mà tưởng mình lạc vào sa mạc Sahara ở châu Phi. Ở đây, tôi thấy người dân đã biết tiết giảm trong việc xây lăng đắp mộ. Ông Nghị, chuyên bao thầu xây lăng mộ cho biết: "Xây nắm mộ: 500.000đ. Còn xây toàn bộ lăng mộ, trong đó có dựng bia khoảng 5.000.000đ". Tôi làm một phép tính đơn giản, một ngôi lăng mộ ở nghĩa trang An Bằng tiêu phí trên 300 triệu đồng, trong khi nhân dân xã Điền Môn từ đầu năm đến nay đã đóng góp hơn 110 triệu đồng kiến thiết nông thôn. Số tiền góp vốn đó đã hoàn thành 76 giếng bơm nước sinh hoạt, bê tông hóa 1,8 km mương thủy lợi, 1,2km đường liên thôn...

Vẫn biết người xưa dạy rằng "nhập thổ vi an", cho nên phần mộ là nơi an nghỉ vĩnh cửu. Bác Hồ Hướng, tộc trưởng họ Hồ ở thôn Vĩnh Xương cho biết: "Lệ thường hàng năm, từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch dân làng tiến hành chạp mộ. Khi đặt một lát cuốc trên nấm mộ là thực hiện sự giao lưu tâm linh giữa người sống đối với người quá cố".

Trên đường trở về Huế tôi cứ nghĩ, giá như người dân An Bằng biết tích cóp để giảm bớt kinh phí trong việc "bê tông hóa" lăng mộ thì An Bằng sẽ có một trường học khang trang nằm bên cạnh ngôi đình mới xây dựng, nhăm giữ lại nét đẹp của truyền thống văn hóa.

Huế, tháng 7-10/1999
H.V
(131/01-2000)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINH Kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011)

  • NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.

  • NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.

  • NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.

  • NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.

  • XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.

  • KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.

  • NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.

  • NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

  • VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.

  • KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi

  • HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.

  • NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.

  • HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.

  • NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

  • PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.

  • TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.