“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Biết tôi là người hoài cổ, thích đồ cổ nhưng lại không có điều kiện chơi đồ cổ nên một anh bạn tâm giao dạo lưới toàn cầu, hễ thấy có tin tức gì về loại này ở Việt Nam là lập tức chuyển ngay qua email. Lần này, là một tin tức khá lý thú. Đó là bài báo “Cuốn sách vàng của vua Thiệu Trị” của nhà báo Nguyễn Hữu Hồng Minh đăng trên thanhnienonline viết về việc một người Việt ở Canada, ông Cao Xuân Trường, vừa sở hữu được một cổ vật quí hiếm của triều Thiệu Trị (1841-1847) qua một cuộc đấu giá tại Paris – cuốn sách vàng phong Lương tần Vũ Thị Viên lên Lương phi. “Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm. Thật thú vị khi biết cuốn sách dành để tấn phong bà Vũ Thị Viên – vợ vua từ hạng Lương tần lên hàng Lương phi. Ngoài 2 trang bìa trước và sau, 8 trang còn lại của sách phong khắc 186 chữ Hán nói về thân thế, công trạng của bà Vũ Thị Viên và lý do vua Thiệu Trị sắc phong cho bà. Bà Lương phi Vũ Thị Viên là ai?
Hoàng đế Thiệu Trị là vua thứ 3 của triều Nguyễn, miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, kế vị vua Minh Mạng. Tuy chỉ trị vì trong 7 năm ngắn ngủi (1841-1847), băng hà lúc mới 40 tuổi, nhưng vua có đến 31 bà ở hậu cung, 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ. Bà Vũ Thị Duyên là phủ thiếp của Hoàng tử Hồng Nhậm. Khi Hoàng tử trở thành vua Tự Đức, bà được phong làm Cung tần. Năm 1850, thăng lên Cần Phi; năm 1860, phong làm Thuần Phi, năm 1861 cải làm Trung Phi. Năm 1870, bà được phong tước vị cao nhất, Hoàng Quí Phi (chánh cung hoàng hậu), chưởng quản 6 viện (lục viện) trong nội cung. Nhưng "Đến tháng 12 năm Nhâm ngọ (1883) bà bị giáng làm Trung Phi vì nhân vua không được khỏe, đang dùng thuốc, bà công việc bề bộn, sai cung nhân dâng bữa cơm chiều hơi muộn. Tuy nhiên bà vẫn còn giữ được giai bậc cũ nhưng không được trông coi cả 6 viện" (Thế phả, tr.347). Có lẽ trong lúc bệnh hoạn, người không khỏe, nên vua đã bực bội phạt giáng chức bà nhưng trong lòng vẫn còn yêu thương, vì vậy trước khi băng hà, vua để di chiếu lập bà làm Hoàng hậu. Bà chính là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, được hiệp thờ với vua Tự Đức (Dực Tông Anh Hoàng đế) trong Thế miếu của Đại Nội, Huế.
Lại như vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1885, sau khi phong tước vị cho các bà vợ, qua mùa xuân năm 1887, không rõ trong nội cung xảy ra những xáo trộn như thế nào khiến vua bực mình, “Xuống dụ quở trách các phi tần trong nội đình và giáng xuống có thứ bậc (Quan phi là Trần Đăng thị nói năng tục tằn, giáng làm Tùy Tần; Chính tần là Hồ Văn thị không nghĩ đến việc công, giáng làm Mỹ nhân; Nghi tần là Lê thị, dữ tợn, tham lam, đố kỵ, ghép tội nặng, giáng làm Tài nhân; Tài nhân ở cửu giai là Trịnh thị, Nguyễn Hữu thị, tính quen dối trá, khinh nhờn, đều giáng làm cung nhân. Hoàng Quí Phi không biết sửa mình, quản suất mọi việc, để trong nội đình không theo phép tắc, cũng quở mắng ngặt hơn” (Thực lục IX, tr. 311-312). Mờ sáng hôm làm lễ, Bộ Lễ lo bày cờ tiết và hộp sách phong trên hai án vàng đặt tại căn giữa điện Cần Chánh. Bên ngoài, ngay dưới thềm, đã sắp sẵn long đình và ban nhã nhạc. Trên sân điện, Ty Loan nghi bày tán vàng, đội hộ vệ thuộc ty Cảnh tất mang gươm, lính Vệ Cẩm y mang đao, dàn hầu; ngoài cửa Nhật Tinh, lính Thân binh và Cấm binh mang tàn lọng và trượng đỏ đứng túc trực. Đến giờ, Chánh, Phó sứ đến trước sân điện Cần Chánh quì xuống. Quan Nội Các mang cờ tiết ra trao cho Chánh sứ. Quan Bộ Lễ mang hộp sách phong ra để trên long đình. Nhã nhạc trổi, Chánh sứ mang cờ tiết đi trước, kế đến long đình có lọng vàng che, theo sau có Phó sứ và quan Bộ Lễ, sau cùng là lính hầu mang gươm,đao hộ vệ. Đoàn ra khỏi sân điện Cần Chánh bằng Đại Cung môn (cửa bên trái), rẻ trái qua cửa Nhật Tinh. Ở đấy đã có lính Thân, Cấm binh cầm nghi trượng với tàn, lọng, gậy đỏ đứng đợi mở đường. Đoàn rước tiến về Duyệt Thị Đường. Đến cửa Hưng Khánh, tất cả nghi trượng và lính tráng dừng lại bên ngoài, chỉ có Chánh, Phó sứ, quan Bộ Lễ và cờ tiết, long đình vào nhà Duyệt Thị, dừng lại ở căn giữa. Tại đây đã có Thái giám và các cung giám (2) trong lễ phục chực sẵn. Thái giám quì bên phải long đình, tiếp nhận cờ tiết do Chánh sứ trao, xong đứng lên, kính cẩn mang cờ tiết đi vào nội cung, có cung giám gánh long đình để sách phong theo sau.
Đến cửa nội cung thì đã có nữ quan và ban nữ nhạc chực sẵn để tiếp nhận và rước vào cung viện nơi bà Phi ở. Bà Phi trong phẩm phục với mũ áo chỉnh tề quì đón cờ tiết và long đình ở sân, cúi đầu khi cờ tiết và long đình đi qua, xong đứng dậy theo vào bên trong. Tại đây, nữ quan mang cờ tiết và hộp sách phong để trên hai án vàng bày sẵn, bà Phi bước vào trước án làm lễ thụ sắc. Sau khi quì 3 lần và vái 6 vái rồi quì trước án, nữ quan nâng hộp sách trao cho bà Phi. Phi tiếp nhận đưa lên trán, cúi đầu, xong trao lại cho nữ quan bưng đứng qua một bên. Phi lại quì 3 lần vái 6 vái một lần nữa để làm lễ tạ ơn. Bấy giờ là xong lễ. Nữ quan rước cờ tiết ra trao lại cho Thái giám để Thái giám trả lại cho Chánh sứ. Chánh, Phó sứ rước cờ tiết về trả tại điện Cần Chánh và lạy phục mệnh đã xong nhiệm vụ, sau đó họ đến Tả đãi lậu viện để dự yến vua ban. |
Theo khoahocnet.com |
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.
(SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.
Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…
Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
(S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.
Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).
(S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.
Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang
Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.
Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
(SHO) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
(SHO) - Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.