“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Biết tôi là người hoài cổ, thích đồ cổ nhưng lại không có điều kiện chơi đồ cổ nên một anh bạn tâm giao dạo lưới toàn cầu, hễ thấy có tin tức gì về loại này ở Việt Nam là lập tức chuyển ngay qua email. Lần này, là một tin tức khá lý thú. Đó là bài báo “Cuốn sách vàng của vua Thiệu Trị” của nhà báo Nguyễn Hữu Hồng Minh đăng trên thanhnienonline viết về việc một người Việt ở Canada, ông Cao Xuân Trường, vừa sở hữu được một cổ vật quí hiếm của triều Thiệu Trị (1841-1847) qua một cuộc đấu giá tại Paris – cuốn sách vàng phong Lương tần Vũ Thị Viên lên Lương phi. “Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm. Thật thú vị khi biết cuốn sách dành để tấn phong bà Vũ Thị Viên – vợ vua từ hạng Lương tần lên hàng Lương phi. Ngoài 2 trang bìa trước và sau, 8 trang còn lại của sách phong khắc 186 chữ Hán nói về thân thế, công trạng của bà Vũ Thị Viên và lý do vua Thiệu Trị sắc phong cho bà. Bà Lương phi Vũ Thị Viên là ai?
Hoàng đế Thiệu Trị là vua thứ 3 của triều Nguyễn, miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, kế vị vua Minh Mạng. Tuy chỉ trị vì trong 7 năm ngắn ngủi (1841-1847), băng hà lúc mới 40 tuổi, nhưng vua có đến 31 bà ở hậu cung, 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ. Bà Vũ Thị Duyên là phủ thiếp của Hoàng tử Hồng Nhậm. Khi Hoàng tử trở thành vua Tự Đức, bà được phong làm Cung tần. Năm 1850, thăng lên Cần Phi; năm 1860, phong làm Thuần Phi, năm 1861 cải làm Trung Phi. Năm 1870, bà được phong tước vị cao nhất, Hoàng Quí Phi (chánh cung hoàng hậu), chưởng quản 6 viện (lục viện) trong nội cung. Nhưng "Đến tháng 12 năm Nhâm ngọ (1883) bà bị giáng làm Trung Phi vì nhân vua không được khỏe, đang dùng thuốc, bà công việc bề bộn, sai cung nhân dâng bữa cơm chiều hơi muộn. Tuy nhiên bà vẫn còn giữ được giai bậc cũ nhưng không được trông coi cả 6 viện" (Thế phả, tr.347). Có lẽ trong lúc bệnh hoạn, người không khỏe, nên vua đã bực bội phạt giáng chức bà nhưng trong lòng vẫn còn yêu thương, vì vậy trước khi băng hà, vua để di chiếu lập bà làm Hoàng hậu. Bà chính là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, được hiệp thờ với vua Tự Đức (Dực Tông Anh Hoàng đế) trong Thế miếu của Đại Nội, Huế.
Lại như vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1885, sau khi phong tước vị cho các bà vợ, qua mùa xuân năm 1887, không rõ trong nội cung xảy ra những xáo trộn như thế nào khiến vua bực mình, “Xuống dụ quở trách các phi tần trong nội đình và giáng xuống có thứ bậc (Quan phi là Trần Đăng thị nói năng tục tằn, giáng làm Tùy Tần; Chính tần là Hồ Văn thị không nghĩ đến việc công, giáng làm Mỹ nhân; Nghi tần là Lê thị, dữ tợn, tham lam, đố kỵ, ghép tội nặng, giáng làm Tài nhân; Tài nhân ở cửu giai là Trịnh thị, Nguyễn Hữu thị, tính quen dối trá, khinh nhờn, đều giáng làm cung nhân. Hoàng Quí Phi không biết sửa mình, quản suất mọi việc, để trong nội đình không theo phép tắc, cũng quở mắng ngặt hơn” (Thực lục IX, tr. 311-312). Mờ sáng hôm làm lễ, Bộ Lễ lo bày cờ tiết và hộp sách phong trên hai án vàng đặt tại căn giữa điện Cần Chánh. Bên ngoài, ngay dưới thềm, đã sắp sẵn long đình và ban nhã nhạc. Trên sân điện, Ty Loan nghi bày tán vàng, đội hộ vệ thuộc ty Cảnh tất mang gươm, lính Vệ Cẩm y mang đao, dàn hầu; ngoài cửa Nhật Tinh, lính Thân binh và Cấm binh mang tàn lọng và trượng đỏ đứng túc trực. Đến giờ, Chánh, Phó sứ đến trước sân điện Cần Chánh quì xuống. Quan Nội Các mang cờ tiết ra trao cho Chánh sứ. Quan Bộ Lễ mang hộp sách phong ra để trên long đình. Nhã nhạc trổi, Chánh sứ mang cờ tiết đi trước, kế đến long đình có lọng vàng che, theo sau có Phó sứ và quan Bộ Lễ, sau cùng là lính hầu mang gươm,đao hộ vệ. Đoàn ra khỏi sân điện Cần Chánh bằng Đại Cung môn (cửa bên trái), rẻ trái qua cửa Nhật Tinh. Ở đấy đã có lính Thân, Cấm binh cầm nghi trượng với tàn, lọng, gậy đỏ đứng đợi mở đường. Đoàn rước tiến về Duyệt Thị Đường. Đến cửa Hưng Khánh, tất cả nghi trượng và lính tráng dừng lại bên ngoài, chỉ có Chánh, Phó sứ, quan Bộ Lễ và cờ tiết, long đình vào nhà Duyệt Thị, dừng lại ở căn giữa. Tại đây đã có Thái giám và các cung giám (2) trong lễ phục chực sẵn. Thái giám quì bên phải long đình, tiếp nhận cờ tiết do Chánh sứ trao, xong đứng lên, kính cẩn mang cờ tiết đi vào nội cung, có cung giám gánh long đình để sách phong theo sau.
Đến cửa nội cung thì đã có nữ quan và ban nữ nhạc chực sẵn để tiếp nhận và rước vào cung viện nơi bà Phi ở. Bà Phi trong phẩm phục với mũ áo chỉnh tề quì đón cờ tiết và long đình ở sân, cúi đầu khi cờ tiết và long đình đi qua, xong đứng dậy theo vào bên trong. Tại đây, nữ quan mang cờ tiết và hộp sách phong để trên hai án vàng bày sẵn, bà Phi bước vào trước án làm lễ thụ sắc. Sau khi quì 3 lần và vái 6 vái rồi quì trước án, nữ quan nâng hộp sách trao cho bà Phi. Phi tiếp nhận đưa lên trán, cúi đầu, xong trao lại cho nữ quan bưng đứng qua một bên. Phi lại quì 3 lần vái 6 vái một lần nữa để làm lễ tạ ơn. Bấy giờ là xong lễ. Nữ quan rước cờ tiết ra trao lại cho Thái giám để Thái giám trả lại cho Chánh sứ. Chánh, Phó sứ rước cờ tiết về trả tại điện Cần Chánh và lạy phục mệnh đã xong nhiệm vụ, sau đó họ đến Tả đãi lậu viện để dự yến vua ban. |
Theo khoahocnet.com |
Chiều ngày 21/11, tại TP Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, phối hợp với Hiệp Hội Chè Việt Nam và Tea Masters Cup Quốc tế tổ chức buổi Họp báo về cuộc thi Nghệ nhân Trà Thế giới 2018.
Chiều ngày 20/11/2018, Trường Trung học cơ sở Lê Quang Tiến (Hương Chữ -Hương Trà) đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh với chủ đề “Nhớ ơn thầy cô giáo và mái trường mến yêu”.
Ngày 19/11, trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật dịp kỉ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2018).
Chiều 16/11, Viện Pháp tại Huế khai mạc triển lãm ảnh “Xứ mộng mơ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Huy Hoàng Hải.
Sáng ngày 16/11, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Diễn đàn Đối thoại sử học “ Di sản Cố đô Huế với vấn đề Bảo tồn và Phát triển”.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
Sáng ngày 14/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Đổi mới công tác trưng bày bảo tàng và di tích trong giai đoạn hiện nay”. Tham dự Hội thảo có ông Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn vừa có buổi giao lưu và ra mắt Bộ sách về Huế của tác giả do Công ty sách Omega Plus tổ chức tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Sáng ngày 08/11, tại Hội trường Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 – 2018).
Sáng ngày 06/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Trung tâm Thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) tổ chức Khai mạc Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 - năm 2018.
Sáng 05/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) tổ chức họp báo về Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 2- năm 2018.
Tháng 11, những vần thơ về nhà giáo trong số báo này mang hơi thở khác lạ về nghĩa thầy trò tiềm ẩn như những hạt giống luôn sẵn sàng nhú mầm nơi miền ký ức màu mỡ. Ý tưởng mạnh, những câu thơ phảng phất nét vẽ thơ ngây song thăm thẳm tình đời tràn ra khỏi bài học trong trang vở đã lấm màu thời gian.
Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi diễn ra từ ngày 20-28/10 tại Quảng Ngãi.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật vừa tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác “Nhịp sống Huế 2018”.
Chiều ngày 25/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế - Bộ Tư lệnh Hóa học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế, Bảo tàng lịch sử thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “ Da cam – Lương tri và Công lý”.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nhịp sống Huế”.
Chiều ngày 18/10, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh và nhóm nữ họa sĩ ở TP. Hồ Chí Minh – Gia Lai – Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Thảo mộc”. Triển lãm nhằm chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Chiều 17/10, tại UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác VHNT trẻ năm 2018.
Sáng 16/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên- Huế, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Ngày hội An toàn giao thông khu vực Bắc Trung Bộ năm 2018.
Sáng ngày 16/10, tại Bảo tàng văn hóa Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế phối hợp với Phòng Giáo dục đào tạo thành phố và Bảo tàng văn hóa Huế đã tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “ Hòa sắc Tháng Mười”.