Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn gồm 11 chiếc có niên đại 1659-1684. Cụ thể vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1613-1635) và Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Hiện có 7 chiếc đặt tại Hoàng Cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và 1 chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.
Có nhiều ý kiến cho rằng, người có công tạo nên Bộ sưu tập này là một người Bồ Đào Nha, ông Cruz. Ông Cruz lấy vợ người Việt Nam và sinh sống tại Phường Đúc - Huế, ông chính là người đã tạo nên ngành đúc đồng nổi tiếng tại Huế và cũng là người đã giúp chúa Nguyễn đúc vũ khí, vạc đồng để tỏ rõ uy quyền của dòng họ Nguyễn.
Trong Bộ sưu tập vạc đồng này chỉ có 1 chiếc được làm đầu tiên trước năm 1659 có hình dáng khác, 10 chiếc còn lại có kiểu dáng tương tự như nhau được chia thành 2 loại là 4 quai và 8 quai. Cũng vì lý do này, có giả thiết cho rằng chỉ có 10 chiếc vạc làm sau là có bàn tay của ông Cruz tham gia thực hiện. Chiếc vạc được làm đầu tiên quá khác biệt và mang thiết kế, trang trí thuần Việt. Chiếc vạc này hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (nay là tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế). Đây là một chiếc vạc có hình dáng rất lạ - tương tự một chiếc nồi kích thước lớn, cổ thắt bụng phình to, trên cổ có 4 quai được tạo dáng khá đẹp. Quanh thân vạc, gần trên cổ có trang trí. Điều đáng nói là từ trước đến nay chưa thấy ai đề cập đến chiếc vạc độc đáo này. Trên thân vạc có đề niên đại “Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân”, tức năm 1631. Trọng lượng vạc 560 cân. Các nhà lịch sử, văn hóa hầu hết thống nhất với ý kiến: chiếc vạc này chắc chắn do người Việt Nam đúc, còn đúc tại đâu thì chưa có câu trả lời chính xác.
Chiếc vạc đầu tiên có thiết kế và trang trí hoa văn thuần Việt, hiện được đặt tại hiên điện Long An..
Loại vạc 4 quai gồm có 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc đúc vào năm 1659, các chiếc còn lại vào các năm 1660, 1662, 1667 và 1673 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 2, 3, 4, 5, 10 và 11). 4 quai được đặt gần trên miệng và cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô và được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hoàn toàn giống nhau.
Loại vạc 8 quai gồm có 4 chiếc đúc vào các năm 1670, 1672 (2 chiếc) và 1684 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 6, 7, 8 và 9). Đặc điểm chung của loại vạc này là 8 quai được đặt dưới miệng vạc một đoạn và cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vương ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. Mô típ trang trí cũng khác kiểu vạc 4 quai rất nhiều. Nhưng cũng như loại vạc 4 quai, những chiếc cùng một đôi thì có mô típ trang trí gần tương tự nhau.
Cả 10 chiếc vạc gồm loại 4 quai và 8 quai đều được trang trí những hoa văn truyền thống của Việt Nam như: hoa, lá, chim muông, quai được tạo hình rồng..Tuy nhiên bên cạnh những hoa văn đặc trưng đó còn xuất hiện những hình trang trí theo phong cách mỹ thuật phương Tây như: cụm tròn, chấm bi và lá sòi… Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều giải thiết rằng thiết kế của những vạc đồng này có sự tham gia của người phương Tây.
11 chiếc vạc trong bộ sưu tập chỉ có 3 chiếc vạc được kê trên bộ chân được thiết kế hài hòa với phần chân, 8 chiếc còn lại đều được đặt trên các chân bằng đá Thanh mộc mạc.
Hiện tại Huế còn 15 chiếc vạc đồng nhưng chỉ có 11 chiếc vạc được làm thời Chúa Nguyễn được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Còn lại 4 chiếc vạc thời Minh Mạng có niên đại 1825-1828, được đặt tại điện Hòa Khiêm, lăng Tự Đức.
Bộ sưu tập vạc đồng tại Huế không chỉ là những hiện vật mang tính lịch sử mà đây còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ sự phát triển của nghề đúc đồng tại Huế xưa kia, đồng thời là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao.
Theo Cinet
Tối 18/11, tại Trường Đại học sư phạm Huế đã diễn Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X năm 2020. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Về phương án tìm kiếm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết lực lượng cứu hộ sẽ tập trung tìm kiếm các nạn nhân dưới lòng sông Rào Trăng. Khu vực tìm kiếm có chiều dài khoảng 100 m nằm cạnh hiện trường vụ sạt lở.
Chiều ngày 16/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam do ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam làm trưởng đoàn về chương trình hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp dành cho các hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tháng 10 vừa qua.
Ngân hàng Nam Á và Hoàng Gia group vừa tài trợ tỉnh Thừa Thiên Huế 500 triệu đồng hỗ trợ người dân xây dựng 10 căn nhà chống lũ.
Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, tính đến 16h00 chiều ngày 15/11, thống kê thiệt hại bước đầu bão số 13 (Vamco) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có thiệt hại về người.
gày 13/11, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 10249 /UBND-NN về việc triển khai các công tác ứng phó với cơn bão số 13.
Chiều ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình giới thiệu tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát hành.
Sáng ngày 12/11, tại hội trường Đại học Huế, đã diễn ra Lễ chào đón Tân sinh viên thế hệ thứ 10 của Quỹ học bổng Vietseeds tại Huế.
áng 9/11/2020, tại Thành ủy Huế, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đã đến dự và trao Quyết định. Cùng dự có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn. Về Thành ủy Huế có đồng chí Trần Hùng Nam – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Hoàng Hải Minh – Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế và các đồng chí trong Ban thường vụ Thành ủy Huế.
Chiều 9/11/2020, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với báo điện tử VnExpres về việc tổ chức giải chạy VnExpress Marathon Huế.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có buổi thăm hỏi và tặng quà hỗ trợ nhân dân và đoàn viên CĐ khắc phục thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
VĂN
- Tia nắng sau mưa - Trần Nhật
- Chông chênh ngày lũ - Lê Vũ Trường Giang
- Còn cây nảy chồi - Đông Hà
- Lớp học ở lầu 5 - Thái Hạo
- Duyên nghệp với nghề - Lê Thị Hoài Nam
Chiều ngày 03/11, tại trụ sở UBND tỉnh, tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã trao tặng số tiền 3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão lụt.
Chiều ngày 03/11, đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã trao 1 tỷ đồng cho tỉnh Thừa Thiên để khắc phục hậu quả bão lụt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định vừa có buổi họp giao ban với điểm cầu sở chỉ huy tiền phương tại xã Phong Xuân về công tác cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 2/11, Tạp chí Sông Hương đã đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tổ chức trao quà cho bà con vùng lũ tại huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 30/10, tại trụ sở UBND tỉnh, Đoàn công tác của Công ty BaoSteel Can Making đã đến thăm hỏi và trao tặng số tiền 500 triệu đồng nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Chiều ngày 30/10, Văn phòng UBND tỉnh đã trao tặng số tiền hơn 669 triệu đồng do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và anh chị em đồng nghiệp giúp đỡ cho 02 con của liệt sỹ Phạm Văn Hướng.
Ngày 31/10/2020, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã tổ chức Phiên chợ 0 đồng cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lũ vừa qua.
Ngày 29/10, UBND Tỉnh đã ban hành Công văn số 9723/UBND-CT về việc triển khai công tác ra quân tổng vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh để khắc phục hậu quả lụt bão, thực hiện công tác tổng dọn vệ sinh kết hợp triển khai Đề án Ngày Chủ Nhật xanh trên địa bàn toàn tỉnh.