NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
"Án ma ni bát di hồng/Châu báu nằm trong hoa sen" - Ảnh: internet
Không phải người Do Thái
Trở về bên thành Jerusalem
Tôi biết mang buổi sáng Tháp Đôi và những giọt cà phê này về đâu
Giữa Sông Côn mùa lu, giữa Nỗi băn khoăn của Kim Dung(*)
Giữa Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, giữa Sex và triều đại(**)
Giữa những người chiêu tuyết cánh đồng với nhúm thóc giống cổ sử hiếm hoi lẫn trong phù sa truyền kỳ thần thoại
Giữa một đô la chợ trời Golden West Community College với hội thảo Lyon Bản sắc thân xác tại Việt Nam
Giữa những con chữ lưu vong trên chính quê nhà với con chữ bồng bềnh nơi hải ngoại
Giữa những ai có chung rễ má dây mơ
Với mắt Đồ Bàn với môi Thi Nại
Giọt cà phê rơi giữa một Quy Nhơn vắng dần thàng hậu những con thuyền
Rẽ bão tố xuôi dầm mát mái
Giọt cà phê rơi giữa một Quy Nhơn tiệc cưới không còn những bó hoa huệ trắng bác Tám Khùng
Một sương khói cô đơn mặc khải
Giọt cà phê rơi giữa khôn dại Quy Nhơn
Giữa những điều đã qua những gì chưa đến
Giữa đồng dao trẻ chăn trâu và câu sấm tiên tri
Giữa nổi chìm Tây Sơn với thịnh suy chín chúa mười ba vua Nguyễn
Giữa cuộc La Tinh hóa ngôn từ với sào huyệt Hán Nôm
Giữa Lâm Ấp với Chân Lạp Phù Nam, giữa Ấn Độ Trung Hoa với thế giới Tây Phương
Giữa bịp bợm với anh hùng, ếch nhái với hùm beo, diều quạ với phượng hoàng
Có nẻo về chân lý qua chiếc lỗ kim, bị canh gác bởi con voi định kiến
Có hồ đập nhân danh, quyết ngăn trở các dòng sông về biển
Đôi khi sự thật như kình ngư bị chỉ dụ che lấp trong bút pháp tép tôm
Có những trang quốc sử thủy triều
Còn đại diện bằng vỏ sò vỏ hến
Án ma ni bát di hồng
Châu báu nằm trong hoa sen
Ta tìm nhau giữa bơ vơ truyền thuyết
Giữa bộ lạc tô tem với câu kinh ghi trên lá buông
Giữa cuộc tha hóa của rồng và tiềm năng rồng còn ngụ trong cá chép
Giữa linh vật linga yoni với phồn thực nõn nường
Giữa gió đời sau và mưa tiền kiếp
Giọt cà phê rơi trước quan ải tâm linh
Thần người và đất Việt(**)
Khi một quyển sách nghiêm túc bỗng dưng vô duyên
Đương đầu với hổ lốn rau củ khóa kéo dép giày từ những chuyến xe ngựa xe lam ra phố lạc xoong
Đương đầu với ngọn lửa phê bình đặc quyền
Với hội chứng buông tuồng ăn theo nói leo
Kẻ bộ hành kiến văn bị đè bẹp dưới những barie yêu quái
Ly(*) ơi Ly ơi chúng tôi tìm em nơi nao khi hạc đáo về đình
An(*) ơi An ơi, anh hùng hào kiệt nào còn cất tiếng gọi em trong vòm trời con chim hóa liễu con cá hóa mai
Những thế kỷ quá thiếu mắt bồ câu quá thừa ngòi điểm hỏa súng thần công
Em ở nơi nao trong mùi khói nhang mật ngữ Man Nương
Trong phiêu linh hạt cát Tiên Dung trong giọt ngọc Mỵ Châu hoang hoải
Guồng máy quay đồ sộ cung đình
Có đủ níu thơ ngây tình ái
Không phải vua Chiêm Thành trở về cài hoa lên ngực Huyền Trân
Thủ thỉ giọng trầm kỳ hương lửa
Không phải Bắc Bình Vương vén sợi tóc mai đùa yêu Ngọc Hân công chúa
Lời đáp nào trong không gian gió đưa mười tám lá xoài
Buổi sáng giọt cà phê rơi
Tôi chỉ còn biết hỏi Tháp Đôi
Kiệt tác của trời xanh muôn thuở
Định cư chốn vô biên hộ khẩu nơi bồi lở
Say là thực tỉnh, tỉnh là thực say
Cá không lượn mướn chim không bay vay
Tựa đầu vào thiên cổ
--------
(*) Tên tác phẩm và tên nhân vật của Nguyễn Mộng Giác
(**) Tên tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường
(SH306/08-14)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...