Chiều 20/9, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (26 – Lê Lợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức chương trình tưởng nhớ 200 năm (1820-2020) ngày mất của đại thi hào, danh nhân văn hóa Nguyễn Du với chủ đề “Nguyễn Du – Tiếng thơ ai động đất trời”.
Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh, Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội Nhà văn TT Huế phát biểu tại chương trình
Chương trình là dịp để các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là bày tỏ sự ngưỡng vọng đối với những đóng góp to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền thi ca của dân tộc. Đồng thời, bày tỏ mong muốn có một không gian Nguyễn Du tại Huế, vì Huế là một trong những nơi ghi dấu ấn sâu sắc đối với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Không gian ấy có thể được tạo dựng dựa trên việc lần theo những bài thơ Nguyễn Du viết về Huế và nơi nguyên táng ông trước đây.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung giới thiệu bản chép tay Truyện Kiều của Hoàng gia triều Nguyễn |
Tại đây, nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung đã giới thiệu văn bản đặc sắc trong di sản “Truyện Kiều” đó là đó là bản chép tay Truyện Kiều của hoàng gia triều Nguyễn. Về hình thức, bản Kiều chép tay này có tên gọi là Kim Vân Kiều tân truyện gồm 150 mặt giấy gió, ngoài có 4 mặt giấy phụ bìa vẽ nhũ hình long vân màu vàng trên nền đỏ. Sách có 146 mặt giấy gió tương ứng với 146 trang nội dung. Nội dung từng trang được trình bày thống nhất từ phần trích yếu nội dung, chữ châu phê, số trang, phần chữ Nôm, phần phụ bằng chứ Hán và có 146 bức tranh vẽ minh học cho nội dung bằng mực nho cực kỳ chi tiết. Về nội dung, theo nhận định, bản Kiều này tương đối thống nhất với các bản khắc in dưới thời Tự Đức, nhưng điều thú vị là có nhiều chữ trong bản chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn được sử dụng dưới dạng phương ngữ, dùng lối phát âm theo giọng Huế. Bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn trước đây chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, do vậy đây là một bản Kiều cực kỳ quý hiếm.
Phương Anh
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.