Truyện ngắn và tiểu thuyết - khái niệm và thể loại

15:33 13/10/2023

PHẠM PHÚ PHONG

Hai thể loại giữ vai trò nòng cốt và xung kích trong văn xuôi hiện đại của nhiều nước trên thế giới là tiểu thuyết và truyện ngắn.

Ảnh: internet

Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn xuôi hước ta, hai thể loại này được khẳng định cùng với sự ra đời của văn chương quốc ngữ và có ý nghĩa lịch sử riêng, vấn đề lịch sử hình thành khái niệm và đặc trưng thể loại là một vấn đề đã cũ, nhưng cần xác định lại như một nhu cầu "ôn cố tri tân", trở lại khởi điểm ban đầu và các tiêu chí bản chất, trước khi xác định thế nào là một tác phẩm hay hay tác phẩm dở. Tất nhiên, hay hoặc dở lại là vấn đề khác, song cũng xuất phát trên các yêu cầu của thể loại, mà đôi khi khó bàn đến một cách thấu đáo.

Cả hai danh từ truyện ngắntiu thuyết đều là những danh từ mới, dùng để chỉ những thể loại văn chương tưởng tượng (khác với văn chương lý trí như sử, triết, chính luận...), xuất hiện trong nền văn học hiện đại nước ta trên cái nền chung của cuộc cọ xát giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây, từ truyền thống văn học Trung Quốc và văn học Pháp. Tất nhiên, trên thế giới, chưa hẳn đây là hai nước đầu tiên đề xuất hai khái niệm trên. Ở Trung Hoa, từ đời Tần trở về trước, tiểu thuyết là một trong ba thể loại văn chương tưởng tượng (littérature d’imagination)- bên cạnh thơ và ngụ ngôn - nhưng tiểu thuyết là những câu chuyện ngắn, có khi dịch ra tiếng Việt chỉ trên dưới mười dòng. Mãi đến thời Lục triều (năm 385) mới có những tiểu thuyết dài và sau khi tiếp xúc với phương Tây (sau cách mạng Tân Hợi, 1911) mới có truyện ngắn, được gọi là đon thiên tiểu thuyết, mặc dù trước đó có những truyện kinh dị của Bồ Tùng Linh là truyện ngắn, là đoản thiên nhưng được tác giả gọi là tiểu thuyết.

Ở Pháp, tiểu thuyết, xuất hiện bên cạnh những truyện cổ tích được gọi là conte, cho đến thế kỷ 19, người ta viết câu chuyện tưởng tượng ra ngắn như cổ tích, chỉ khác là những chuyện này có tác giả hẳn hoi, và cũng gọi là conte. Từ đó danh từ conte (có nghĩa là sự kể chuyện) không chỉ dùng cho loại truyện cổ tích mà còn dùng để chỉ truyện ngắn(1) mặc dù nội dung hai loại hoàn toàn khác nhau, một bên là những truyện đời xưa truyền tụng trong dân gian, một bên là những truyện mới tưởng tượng ra, mang tính ngộ nghĩnh, ly kỳ hoặc ẩn chứa nỗi đau của thân phận con người, ở nước ta sự xuất hiện của văn tự mới, kéo theo sự ra đời của báo chí, làm thay đổi cả tư duy sáng tạo và tạo ra những thể loại văn học mới. Nhiều người vẫn cho rằng cuốn tiểu thuyết quốc ngữ xuất hiện đầu tiên ở nước ta là cuốn T Tâm của Hoàng Ngọc Phách(2) và khẳng định “Tiểu thuyết Hoàng Ngọc Phách đã mở ra một phương hướng mới cho tiểu thuyết truyền thống. Vị trí của cuốn tiểu thuyết này trong văn học Việt Nam có thể so sánh với vị trí của những cuốn Quận chúa Clèvese của Mme de la Fayette hay Manon Lescaut của Prévost trong tiểu thuyết Pháp”(3). Song thực tế hoàn toàn không phải vậy. Cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên được tác giả gọi là "kim thời tiểu thuyết" đó là Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản xuất bản năm 1887. Đây là cuốn sách mở đầu cho kiểu tư duy văn học mới, khác hẳn với tiểu thuyết chương hồi truyền thống, khởi từ những câu chuyện cổ, chuyện lịch sử, anh hùng như Lĩnh Nam chích quái, Vũ trung tùy bút, Hoàng Lê nhất thng chí... đó là kiểu tiểu thuyết viết về chuyện mới, có hư cấu, tưởng tượng, cấu trúc theo quá trình phát triển của tính cách nhân vật như tiểu thuyết Pháp hiện đại(4). Trong lời tựa của Thy Lazaro Phin tác giả viết rằng: "Đã biết rằng, xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, văn, phú, truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao chí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về thời xưa chứ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó, tôi mới dám bày một chuyện đời nay là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người lấy làm vui lòng mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây(...) Tôi có một dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cũng in ra ít nhiều truyện hay, trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng người An Nam sánh trí, sánh tài thì cũng chẳng thua ai"(5). Những người trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng, nhưng đi sau Nguyễn Trọng Quản một bước là Hoàng Ngọc Phách với T Tâm (viết 1922, in 1925), Nguyễn Trọng Thuật với Quả dưa đ (1925) Nguyễn Chánh Sắt với Chăng Cà Mum (1925), Hồ Biểu Chánh với Cay đắng mùi đời (1926) Nguyễn Tường Tam với Nho Phong (1927)...

Về truyện ngắn, cho đến khi Nam Phong tạp chí ra đời (1917) một trong 6 đề mục của văn xuôi tưởng tượng, mục đầu tiên là đoản thiên tiểu thuyết, mục cuối cùng là truyện ngắn. Và với 210 số báo tồn tại trong 17 năm (1917-1934) Nam Phong đã đăng tải 34 truyện ngắn của các tác giả như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Lê Đức Nhượng, Nguyễn Văn Cơ, Mân Châu...(6)

Nhưng cũng có thể nói rằng, không phải chỉ đến Nam Phong văn chương quốc ngữ mới có truyện ngắn, mà thực chất những truyện trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm t Hi (1881) của Trương Vĩnh Ký, Truyện giải bun (1886) của Huỳnh Tịnh Của... đã bắt đầu cho một lối kết cấu của một thể loại mới.

Sự vận động của thể loại, về mặt hình thức, ít nhiều tạo nên sự khó khăn cho việc xác định khái niệm. Từ khi ra đời của tiểu thuyết hiện đại đến nay, khái niệm tiểu thuyết hầu như thống nhất. Chỉ có nhóm Tự Lực văn đoàn từ năm 1933 và một số tác giả, một số nhà xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 (như Lá Bối chẳng hạn) dùng từ truyện dài thay cho tiểu thuyết. Sở dĩ như thế là vì họ muốn khẳng định cái danh từ truyện và phân biệt với thể loại truyn ngắn. Song, đối với khái niệm truyện ngắn, thì lại trải qua một chặng đường "thay tên đổi họ" khá phức tạp.

Bởi vì, khi chúng ta tiếp thu khái niệm conte bằng cách mượn một danh từ của Trung Hoa là đoản thiên tiu thuyết hay là truyện ngn, để chỉ một loại truyện được sáng tác mới (chứ không phải chuyện đời xưa, chuyện kể, chuyện cổ tích) có cốt truyện, có đầu có đuôi, có trước có sau thì ở phương Tây, cũng chính vào thời điểm những năm đầu thế kỷ XX này đã xuất hiện những truyện sáng tác mới không có đầu có đuôi, có trước có sau, không có nhân vật với tên tuổi rõ ràng, những truyện không có truyện, không gian và thời gian xáo trộn, đảo ngược, xoay chiều, lộn xộn, đọc xong không thể kể lại được, và người ta gọi đó là nouvelle - một tính từ có nghĩa là “mới” biến thành danh từ đứng riêng một mình rất mơ hồ như vậy. Nhưng nouvelle là loại truyện rất sâu sắc, tế nhị, phù hợp với tâm trạng phong phú của đời sống hiện đại. Nó thiên hình vạn trạng, không có giới hạn, không có tiêu chuẩn, không thể định nghĩa được một cách rõ ràng, chuẩn xác. Về mặt hình thức, nouvelle có dài hơn conte một chút, nên người Trung Hoa cũng bắt đầu sáng tác loại này và gọi đó là trung thiên tiểu thuyết. Còn ở ta, nhóm Tự Lực văn đoàn gọi nouvelle là truyện ngắn (riêng cá nhân Xuân Diệu, một thành viên của Tự Lực văn đoàn gọi là tiểu thuyết ngắn), nhóm Tinh Hoa của Đoàn Phú Tứ gọi là truyện dài, nhóm Sống của Đông Hồ gọi là truyện vừa, nhóm Dân Quí gọi là truyện mới (dịch lại từ tân truyện đã được nhiều báo gọi là trước năm 1945)... cho đến nay, ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, bất kể truyện viết theo lối cũ có đầu có đuôi, có cốt truyện hay viết theo lối mới rối mù, đảo lộn theo lôgic tâm trạng, cũng đều gọi là truyện ngắn (short story). Trong khi đó tiểu thuyết ở Pháp vẫn gọi là tiểu thuyết (roman) thì ở các nước Anh, Mỹ lại gọi là nouvelle. Bởi vì, cùng với truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại cũng có khi không có truyện, không có xung đột, cũng đảo ngược, xáo trộn thời gian và không gian nghệ thuật, tạo nên sự đa chiều, đa thanh. Xu thế này, đối với tiểu thuyết còn mạnh mẽ hơn, với tư cách là "thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình"(7).

Song, viết theo cách nào, theo lôgic câu chuyện hay tâm trạng, có truyện hay không có truyện, không phải là theo sự cố ý của nhà văn mà tùy theo thể tài, theo vấn đề, theo "tạng" của mỗi nhà văn. Bên cạnh sự hấp dẫn của truyện ngắn Phạm Thị Hoài luôn để mạch văn tuôn chảy theo dòng ý thức, là truyện ngắn kể có lớp lang, có đầu có đuôi của Nguyễn Huy Thiệp vẫn không kém phần hấp dẫn người đọc.

Đã có nhiều công trình, nhiều tác giả nghiên cứu sâu về đặc trưng thể loại của tiểu thuyết và truyện ngắn. Điều cần nói thêm là, dẫu có sự gần gũi nhau trong quá trình phát triển của văn thể, nhưng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết còn có những khoảng cách rất xa. Người ta nói rằng "truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống"(8) "mỗi truyện ngắn cần có một ý, một ý thôi"(9) hoặc truyện ngắn "Không có cái gì được thừa"(10), ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ súc tích, ngắn gọn... Song tất cả những đặc tính ấy cũng đều là yêu cầu của tiểu thuyết. Chỉ có điều, dẫu sao tiểu thuyết cũng có bóng mờ của một câu chuyện nào đó, rất mong manh, như một niềm cảm thức, nhưng vẫn cứ có. Trong khi đó truyện ngắn (tức là nouvelle) không cần phải có chuyện gì hết. Tiểu thuyết bao giờ cũng chứa đựng một dung lượng hiện thực lớn hơn truyện ngắn, tiểu thuyết có thể chỉ quan tâm đến một cảnh đời, một số phận, hay hàng trăm con người, hàng trăm số phận đề cập đến hàng loạt các vấn đề đời sống, trong khi truyện ngắn chỉ có thể chọn lọc vài ba số phận tiêu biểu, một vài vấn đề cốt tử của đời sống. Cũng vì lẽ đó, thi pháp tiểu thuyết cho phép sử dụng nhiều góc nhìn nhiều quan niệm, nhiều chiều nhiều tầng lớp thời gian, không gian, ngữ nghĩa, trong khi truyện ngắn chỉ dừng lại ở vài khía cạnh, tâm trạng, đòi hỏi nói ngay, nói gọn, để chừa một khoảng trống để từ đó người đọc suy ngẫm thêm...

Quan sát sự phát triển văn học thế giới hiện đại, chúng ta thấy sự vận động đặc trưng thể loại ngày càng gần gũi nhau. Thể loại này có thể sử dụng các đặc trưng nghệ thuật của thể loại kia. Song loại nào cũng tồn tại trên sức mạnh đặc trưng thể loại của mình, không thể thay thế cho nhau, hoặc chuyển hoá lẫn nhau một cách hoàn toàn. Tóm lại, mỗi thể loại đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình, nhưng nó sẽ không loại trừ lẫn nhau, mà cũng tồn tại khi cuộc sống cần đến nó. Mặc dù, gần đây, tùy thiện cảm và khách thể nghiên cứu của mỗi người, người thì khẳng định sức sống của tiểu thuyết, người thì khẳng định sự vĩnh cửu của truyện ngắn, cả hai xu thế đều đúng, nếu chúng ta không cực đoan bằng cách đề cao loại này mà phủ nhận loại kia.

2.1993
P.P.P
(TCSH55/05&6-1993)

-------------------
(1) Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, n truyện, tiu thuyết, tập san Văn, Sg, số 149, 1970, tr. 7.
(2) Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (1944), Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại (1942), Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học s gin ước tân biên (1946), Thanh Lãng - Bng lược đồ văn học Việt Nam (1968), Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974), Nhóm tác giả - Tự điển văn học (2 tập, 1983 - 1984).
(3) Phan Cự Đệ, sđd, tr. 26.
(4) Phạm Phú Phong, Sự tác động của văn học Pháp trong quá trình hình thành và phát triển văn chương quc ngữ; BCKH. Hội nghị Văn học thế giới đương đại trường ĐHTH Huế, 1.1993.
(5) Nguyễn Q. Thắng, Tiến trình văn nghệ min Nam. NXB An Giang, 1990, tr. 260.
(6) Lại Văn Hùng, Truyện ngắn Nam Phong, NXB KHXH - VVH 1989, tr. 20.
(7) M.Bakhtin, Lý lun và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, xb 1992, tr. 21.
(8), (9), (10), Tô Hoài, Nguyễn Công, Hoan, Tchékhov, dẫn theo Vương Trí Nhàn, Sổ tay truyện ngắn, NXB Tác Phẩm mới, 1978.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG(Nhân đọc Hai mươi nhà văn, nhà văn hoá Việt thế kỷ XX)

  • Cuộc đấu tranh chống tiêu cực đang là một mặt trận nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay và việc viết về “đề tài chống tiêu cực” đang là vấn đề thời sự được không ít người viết, bạn đọc cũng như các cơ quan chỉ đạo văn nghệ quan tâm.

  • ĐỖ QUYÊNVài năm nay, người Việt ở khắp nơi, trong và cả ngoài văn giới, tranh luận rất nhiều về trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) như một nan đề. Dù đồng ý hay không đồng ý với nó, ai cũng mong muốn cần đổi mới trong xu hướng văn chương của Việt Nam và mang tinh thần thế giới.

  • (Note sur les cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường, par Nguyễn Đình Hòe, B.A.V.H. 1914 p. 145-146)

  • INRASARA1. Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã thấy khắp nơi mọi người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Từ đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm.

  • TÔ NHUẬN VỸ(Nhân hội thảo con đường văn học Việt Nam vào Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội từ 31/5 đến 3/6)

  • KHÁNH PHƯƠNGMột năm, trong tiến trình văn học, thường không có ý nghĩa đặc biệt nếu không nén chặt các sự kiện nghề nghiệp quan trọng, mà không phải năm nào cũng có được duyên may đó.

  • (Tường thuật từ Hội thảo “Thơ đến từ đâu” ở Tạp chí Sông Hương)

  • LÊ XUÂN VIỆTHơn bảy năm qua, kể từ ngày Bình Trị Thiên hợp nhất tỉnh. Trong thời gian ấy, hiện thực cách mạng đã diễn ra trên mảnh đất anh hùng này thật sôi động, lớn lao. Văn xuôi Bình Trị Thiên đã góp phần cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác phản ánh hiện thực đó, tạo nên món ăn tinh thần quý giá động viên, cổ vũ nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Để thấy rõ hơn diện mạo của văn xuôi, chúng ta thử nhìn lại sự phát triển của nó.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGCó một người bạn cùng nghề, cùng lứa, một nhà văn viết truyện ngắn mà tên tuổi không xa lạ lắm đối với bạn đọc, có lần đã tâm sự với tôi như thế nầy: “Tôi không bao giờ muốn viết bút ký. Dẫu có những cái nó là thực đến một trăm phần trăm, nó là ký rõ ràng, thì tôi vẫn cứ uốn nắn nó lại đôi chút để thành truyện ngắn”.

  • NGUYỄN THỊ KIM TIẾNTiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm “đinh treo” vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ.

  • HOÀNG THỊ QUỲNH ANHTrương Đăng Dung dạo vườn thơ khi mới ngoài 20 tuổi, lúc đang còn là một sinh viên du học ở nước ngoài. Năm 1978, ông đã trình làng bài thơ “Âm hưởng mùa hè” trên báo Văn nghệ. Nhưng rồi công việc nghiên cứu và dịch thuật văn học khiến ông neo thơ vào lòng, ấp ủ bấy lâu nay.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ“Cốt truyện” là thuật ngữ quen dùng trong nghiên cứu văn học Việt Nam, chỉ một đặc điểm của tác phẩm tự sự có từ lâu đời, được dịch từ tiếng Nga siuzhet, tiếng Anh plot, tiếng Pháp sujet.

  • ĐỖ LAI THÚY1. Ở ta không biết tự bao giờ, trong số đông, đã hình thành một hệ giá trị: lý luận là nhất, nghiên cứu thứ hai, còn phê bình thì đứng đội bảng. Bởi thế mở nghiệp bằng phê bình và dựng nghiệp bằng nghiên cứu là đại lộ quen thuộc của nhiều người.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNThể loại tiểu thuyết đã ra đời và có lịch sử vận động khá lâu dài. Ít nhất, ở châu Âu, thể loại này đã có từ gần năm thế kỷ.

  • CHƯƠNG THÂUNói về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chúng ta dễ dàng ghi nhận những thành tích của giáo dân, đặc biệt của các nhân sĩ trí thức, anh hùng liệt sĩ “kính Chúa yêu nước”.

  • Viện sĩ A-lếch-xan-đơ Đa-ni-lô-vích A- lếch- xan- đrốp là một nhà toán học lỗi lạc, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi ông mới 24 tuổi, sau đó nhiều năm giữ cương vị hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Lê- nin- grát. Ngoài toán học ra, ông còn quan tâm tới nhiều lãnh vực khoa học khác như đạo đức học, triết học, khoa học... Viện sĩ ưa thích làm thơ, và điều đặc biệt thú vị là ở tuổi 70, ông đã leo lên tới một trong những đỉnh núi của dải Thiên Sơn hùng vĩ... Sau đây là cuộc trao đổi giữa viện sĩ và phóng viên tờ “Nước Nga Xô viết”

  • LGT: Sau hơn chục năm nghiên cứu kết hợp với nhiều chuyến điền dã, ông Lê Quang Thái đã ghi chép lại Vè thất thủ Kinh đô (kể cả dị bản) trên cơ sở chú giải tỉ mỉ và cặn kẽ nhằm mở ra cho độc giả một cái nhìn bao quát về bối cảnh Kinh đô Huế ngày thất thủ và những năm tháng kế tục.Trân trọng tâm huyết và công lao của tác giả, Sông Hương xin giới thiệu tới bạn đọc một chương khá quan trọng trong công trình kể trên của ông Lê Quang Thái, hiện công tác tại Trung tâm Liễu quán Huế.S.H

  • LƯU KHÁNH THƠ“Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc một bài viết của Lê Quý Kỳ)