"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Nếu có dịp đến Huế, bạn hãy thử ngồi nhấm nháp ly cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có căn gác trọ mà nhạc sĩ họ Trịnh đã từng sống , ngước mắt nhìn lên hai toà tháp cổ kính rêu phong của nhà thờ Phú Cam và nghêu ngao “Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ, buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua” hẳn bạn sẽ hình dung “Trên bước chân em âm thầm lá đổ” sẽ như thế nào, tưởng tượng hình ảnh của nàng nữ sinh tên Diễm với những bước chân thong thả hoàng cung làm lay động tâm hồn của người nghệ sĩ, và không khéo, bạn sẽ cảm thấy xót xa, thấy nuối tiếc như chính bản thân mình đã từng đánh rơi tuổi trẻ, đánh rơi một điều gì đó thiêng liêng không tìm lại được bao giờ. Càng đắm chìm vào âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hẳn bạn sẽ thấy, Huế và đạo Phật luôn phảng phất trong từng giai điệu, từng ca từ của ông, vì đơn giản, nghe nhạc Trịnh làm cho chúng ta thấy thương yêu con người và cuộc sống, thấy tâm hồn mình hướng thiện, thấy cuộc sống trở nên vô thường trước những bon chen toan tính, những cám dỗ của vật chất và lo toan bề bộn.
Trong tình yêu, hẳn chúng ta cũng biết, yêu chính là chất xúc tác, là men nồng để Trịnh Công Sơn chắp bút viết nên những bản tình ca bất hủ, là một nhạc sĩ đa tình nhưng luôn yêu hết mình, yêu đến mức hình như trước khi rời xa cuộc sống này, trái tim của ông vẫn đập những giai điệu du dương, thổn thức, dẫu có thể hình bóng là một ai đó đã từng lướt qua trong cuộc đời. Chỉ tiếc rằng, mỗi mối tình của ông hình như đã được sắp xếp bởi định mệnh, cho nên chỉ đi qua ông nhưng lại bước vào hiện hữu trong âm nhạc của ông đến hôm nay và tận mai sau.
Xa Huế, tôi vẫn giữ thói quen nghe nhạc của Trịnh Công Sơn, nhờ vậy, tôi lại tìm cho mình được những người bạn cùng sở thích, cùng một niềm đồng cảm, và qua đó, lại được chiêm nghiệm rõ hơn về nhac Trịnh, một thứ âm nhạc không giới hạn không gian, thời gian, tuổi tác và đối tượng người nghe. Khi những giai điệu du dương được cất lên, ai cũng cảm thấy tâm hồn như lắng đọng, tái tê, thổn thức bởi tình yêu, thân phận và quê hương. Thấy yêu hơn cuộc sống này cùng gia đình ruột thịt, thấy thương nòi giống máu đỏ da vàng, thấy quý những phút bình yên.
“Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”
Con người chúng ta, vốn dĩ, sống để yêu thương nhau còn chưa đủ, vậy nên đừng làm đau đớn nhau giữa cuộc đời này, bởi vì:
“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người”.
Theo Ngọc Khánh (motthegioi.vn)
Chiều ngày 2/10, Liên đoàn Lao động Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019”.
Chiều ngày 1/10, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “ Quê hương Thừa Thiên Huế”.
Sáng ngày 23/09, tại Công viên Tứ Tượng Huế, công ty Omega Plus Books phối hợp cùng với Viện nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm ra mắt tác phẩm “Lý lịch sự vụ” của tác giả Nguyễn Đức Xuyên do nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh dịch.
Ngày 22/9, Omega Plus Books phối hợp cùng với Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế đã tổ chức buổi tọa đàm ra mắt tác phẩm “Việt Nam qua tuần san Indochine 1941 – 1944” của Nhiều tác giả; do dịch giả Lưu Đình Tuân tuyển dịch.
Tối 18/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật nhằm chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày thành lập tổ chức Liên hiệp Hội (18/9/1945 - 18/9/2019).
Sáng 18/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học lấy ý kiến đổi tên Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia của nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nhà khoa học, các nhà báo lão thành trên địa bàn tỉnh.
Sáng 18/9, tại hội trường khách sạn Indochine Palace (105A Hùng Vương, TP Huế), Sở Du lịch tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức “Diễn đàn Du lịch Huế 2019” với chủ đề “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế thông minh và bền vững”.
Sáng ngày 17/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi chấm vòng chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 do. Đến dự có ông Phan Thiên Định – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
- 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: “CÁN BỘ PHẢI THẬT SỰ THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” - Phước An
- Nhà cách mạng Huỳnh Ngọc Huệ và câu nói: “HỒ CHỦ TỊCH - NGƯỜI CHA GIÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” - Dương Phước Thu
- Chống tham nhũng - lời cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực - NGUYỄN QUANG PHƯỚC
Tối 13/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an Nhân dân (CAND) năm 2019.
Sáng ngày 12/9, tại khách sạn Duy Tân, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học " Giới thiệu các giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ về chủ đề " Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy".
Sáng 10/9, tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch). Tham dự buổi lễ có Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương.
Tối 09/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an Nhân dân (CAND) năm 2019.
Sáng 09/9, tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thừa thiên Huế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI năm 2019.
Sáng 09/9, tại hội trường khách sạn Century (TP Huế), đã diễn ra buổi họp báo Liên hoan truyền hình, Phát thanh Công an Nhân dân (CAND) lần thứ XII năm 2019. Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND là hoạt động truyền thống do Bộ Công an chủ trì, Cục Truyền thông CAND và một số đơn vị liên quan phối hợp tổ chức định kỳ 2 năm/lần.
Chiều 4/9, tại Vườn Lan Thái (nhà vườn của TS. Thái Kim Lan), 120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế, họa sĩ Summi Matzke, một họa sĩ người Đức gôc Việt đã tổ chức triển lãm tranh Vẽ Phật.
Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2019), Sông Hương giới thiệu tác phẩm nhạc: “Liên khúc màu cờ theo dấu chân Người”. “Màu cờ trong tim, những giọt máu thiêng, của những anh linh làm nên lịch sử”…
Sáng ngày 4/9, tại TP Huế, Ủy bạn nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn hoc nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VI.
Tối ngày 03/09, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Chương trình tổng kết, công diễn và trao giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc hưởng ứng phong trào Ngày chủ nhật xanh.
Tối 2/9, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện cầu truyền hình trực tiếp "Bài ca kết đoàn" nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh (1969 – 2019). Chương trình diễn ra tại 4 điểm cầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế,. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, điểm cầu truyền hình được tổ chức trước cổng trường chuyên Quốc học Huế.