Triển lãm mỹ thuật Bắc miền Trung lần thứ III

16:47 11/03/2008
Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.

Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.
Tất cả có 162 tác phẩm của 127 tác giả gửi về Ban tổ chức tham dự, trong đó hội viên Hội Mỹ thuật Trung ương chiếm 43 tác giả với 63 tác phẩm, Hội viên Hội địa phương 53 tác giả với 68 tác phẩm, 31 cộng tác viên gửi dự treo 34 tác phẩm. Phân bố tác giả - tác phẩm không đều: Hà Tĩnh và Quảng Bình vào loại thấp (8 tác giả, từ 10 - 13 tác phẩm), Thừa Thiên - Huế vào loại cao nhất (60 tác giả, 76 tác phẩm). Nghệ An - 30 tác giả trong đó có 10 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, tham dự 45 tác phẩm.
Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 12-11, chuẩn bị cho khai mạc triển lãm vào sáng ngày hôm sau, họa sĩ - nhà giáo ưu tú Trương Bé, ủy viên Ban Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho biết so với triển lam lần II, số tác giả tác phẩm lần này đông vui hơn, kích thước tác phẩm lớn hơn, chất lượng tranh, tượng khá đồng đều, có nhiều tìm tòi về chất liệu, ý tưởng và phong cách thể hiện. Đáng chú ý, có 2 tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế, nhưng nhìn chung thì phong trào mỹ thuật các địa phương vào thời điểm này là mạnh mẽ, đáng khích lệ. Cũng tại buổi họp báo, thay mặt Hội đồng Nghệ thuật gồm 7 thành viên, họa sĩ Trương Bé chính thức công bố kết quả giải. Không có giải nhất. Một giải nhì trị giá 6 triệu đồng, dành cho nhà điêu khắc Trần Minh Châu với tác phẩm "Hương đầu" bằng chất liệu đất nung. Hai giải ba, mỗi giải trị giá 4 triệu đồng, dành cho Nguyễn Thiện Đức (Huế) với tác phẩm sơn mài "Khúc đồng dao", và Trịnh Hoàng Tân (Quảng Trị) với tác phẩm sơn mài "Lòng đất sinh tồn". Năm giải tặng thưởng, mỗi giải trị giá 2 triêụ đồng dành cho 5 tác giả : Tiêu Cao Sơn, Hoàng Hải Thọ, Đào Phương (Nghệ An),Duy Linh (Huế) và Đoàn Văn Thịnh (Quảng Bình). Hội đồng còn chọn được 7 tác phẩm gửi dự giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt khu vực 4, năm 1998. Các tác phẩm đoạt giải ở đây sẽ tiếp tục dự vòng chung kết của cả 8 khu vực toàn quốc vào cuối năm 98.
Cùng theo họa sĩ Trương Bé, qua các tác phẩm đoạt giải khu vực lần III chứng tỏ các tác giả của 6 tỉnh đã thật sự đam mê nghề nghiệp, chịu khó đi sâu vào cuộc sống sôi động, tìm tòi nhiều chất liệu, nhiều phong cách biểu hiện, vừa mới mẻ vừa gần gũi với truyền thống dân tộc và địa phương. Riêng giới mỹ thuật Nghệ An, là tỉnh đăng cai, có nhiều cố gắng đáng biểu dương, đặc biệt ở mảng điêu khắc. Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo thì nhận xét, qua phòng tranh lần này và nhất là các tranh, tượng được giải, ta thấy mặt bằng và xu hướng nghệ thuật của anh chị em Nghệ An nói riêng, cả khu vực nói chung đã có sự gặp gỡ, hội nhập với trình độ chung cả nước. Con số 4 giải thưởng trong đó có giải cao nhất của Nghệ An, một phần chứng minh nhận định vừa nêu. Tỉnh Thừa Thiên Huế có số tác phẩm dự triển lãm cao nhất; tuy số giải không bằng Nghệ An nhưng công sức, tìm tòi của giới mỹ thuật ở đây rất đáng được ghi nhận, đặc biệt là mảng tranh sơn mài và sơn dầu. Sáu tỉnh tham gia triển lãm khu vực thì 4 tỉnh đoạt giải : Nghệ An - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình. Đó vừa là thành quả, là niềm vui đồng thời cũng là nỗi băn khoăn không của riêng một ai !
Họa sĩ - giáo sư Vũ Giáng Hương, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng vào thành phố  Vinh chia sẻ với giới mỹ thuật bắc miền Trung. Bà cho biết, triển lãm mỹ thuật toàn quốc tổ chức vào năm 2000, và những cuộc triển lãm có quy mô "nhỏ" như thế này sẽ giúp Hội Mỹ thuật phát hiện những tác phẩm tốt, nâng cao dần chất lượng đội ngũ sáng tạo mỹ thuật các địa phương, góp phần hình thành những tác giả tầm cỡ của thế kỷ tới.
Sáng ngày 13-11-1998, phòng triển lãm mỹ thuật khu vực 4 bắc miền Trung lần thứ III chính thức được cắt băng. Bà Nguyễn Thị Han, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tới dự và đọc lời chào mừng. Một tin vui nữa cũng đến : Nghệ An và Quảng Bình là 2 trong số 22 đơn vị được Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng Huy chương vì sự nghiệp mỹ thuật cả nước năm 1998...Tại Trung tâm Thông tin - Triển lãm Nghệ An, nơi diễn ra triển lãm, đông đảo người đến xem với không khí hồ hởi, tin mến và học hỏi. Nhiều tranh, tượng đẹp, kích cỡ khá lớn, xem "đã mắt", gợi nghĩ, gợi cảm. Tuy vậy, cũng có một số tranh, người xem có "chuyên môn" hẳn hoi, cũng không đoán ra nhà nghệ sĩ muốn gửi gắm điều gì ?! Với tượng đất nung "Hương đầu" (Giải nhì) của nhà điêu khắc Trần Minh Châu (Sở VHTT Nghệ An), cảm nhận chưa phải đã đồng nhất, dĩ nhiên nhiều người trong giới vẫn thừa nhận đấy là một tác phẩm đẹp, cảm động cả về đường nét, hình khối, tư tưởng, cảm hứng và chất liệu. Xem "Hương đầu" cùng các tác phẩm được giải lần này, qua cả một số đối thoại với các nhà chuyên môn, chúng ta có thể nắm bắt được quan niệm của mỹ thuật bây giờ về những tác phẩm thành công. Đấy phải là những "thông điệp" chuyển tải được những ý tưởng tốt lành, giàu chất nhân bản của nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống; là tác phẩm đạt tới một trình độ nghệ thuật mà ở đó có sự kết hợp hài hòa tinh hoa truyền thống - hiện đại và bản lĩnh sáng tạo già dặn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của ngày hôm nay.
TP Vinh, 11-1998
NGUYỄN VĂN HÙNG
(nguồn: TCSH, 1.1999) 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Năm nay đã 90 tuổi, gần 70 năm lao động nghệ thuật, họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã vẽ 20.000 bức tranh, ký họa.

  • Họa sĩ Duy Ninh, sinh năm 1952, tại Phú Hòa, TP Huế. Hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980, 1985, 1990, 1995, 2000 và 2010 tại Hà Nội. Triển lãm cá nhân tại Đà Nẵng (1989), tại TP Hồ Chí Minh (1991). Triển lãm nhóm họa sĩ Việt Nam tại Đan Mạch năm 1995. Có tranh trong Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Giải thưởng tranh triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1996…

  • ĐINH CƯỜNG

    Thảng như con ngựa già vô dụng
    Chủ bỏ ngoài trăng đứng một mình

                         (Tô Thùy Yên)

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Tôi có một vài kỷ niệm nhỏ với họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
    Năm 2009, trong những ngày làm mới thơ mình một cách đầy hứng thú, tôi viết bài thơ “Lộn ngược” ngồ ngộ:

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Chúng ta đều biết rằng nước vốn vô hình vô ảnh, tùy nhân duyên để biến hiện. Nước có quyền năng dung hòa mọi sự vật và quyền năng hóa thân biến hiện theo sự vật. Trong ý nghĩa đó, thủy mặc là loại mực mà người cầm bút phải có nội lực mới hóa thân vào ngòi bút để truyền cảm xúc tan chảy theo vết loang của mực.

  • HUỆ VIÊN

    Đạo Đức Kinh là tác phẩm do Lão Tử, khai tổ của Đạo giáo, viết ra khoảng thế kỷ VI trước CN, là một kinh điển trong triết học phương Đông, có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, văn hóa, xã hội, lối sống, nghệ thuật... ở những nước Á Đông.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, đã có một không khí lạ xuất hiện trong không gian hội họa xứ Huế. Sự gặp gỡ của 55 nghệ sỹ trẻ đến từ 17 tỉnh thành cả nước trong cuộc triển lãm mang tên Năng lượng cố đô đã báo hiệu cho một sự đột phá thực sự trong tư duy sáng tạo của lớp họa sỹ trẻ hiện nay.

  • Họa sĩ Phan Ngọc Minh, hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng, đã có gần mười cuộc triển lãm cá nhân trong và ngoài nước như Pháp, Ireland...

  • TRỊNH HOÀNG TÂN

    Đến với các tác phẩm mỹ thuật khu vực IV năm 2012 được trưng bày tại thành phố Hà Tĩnh, thấy gì qua những tìm tòi khác nhau, trở lại những khuynh hướng đã qua hay xuất phát từ những điểm mới?

  • MỘT DANNA

    Những ý tưởng về hội họa dưới đây của tôi được khơi gợi từ sự nghiên cứu về Thiền và triết học Hủy cấu trúc (deconstruction).

  • VI KÝ

    Vào đời nhà Tống ở Trung Hoa có danh họa Ngọc Phủ nổi tiếng là người vẽ tranh giỏi, khắp Trung Nguyên, ai ai cũng đều biết tiếng.

  • UYÊN HUY

    Họa sĩ, Nhà giáo Nhân dân;
    Chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh

  • Từ ngày 28/6 đến ngày 05/7/2012, tại số 09 Phạm Hồng Thái - Huế, Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên KHÁT VỌNG.

  • ĐINH CƯỜNG

    (Nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đỗ Cung 1912-2012)

  • BỬU CHỈ (Xê-nhét 17/5 - 26/6/1985)

  • LGT: Foujita tên đầy đủ là Tsuguharu Foujita, thời gian sau thêm tên Thánh Léonard Tsuguharu Foujita. Sinh ngày 27 tháng 11 năm 1886 tại Tokyo, trong một thành phố nhỏ tên Omagari, cạnh bờ sông Edogawa. Cha là Tsuguakira Foujita, sĩ quan cấp tướng thuộc quân đội Hoàng Gia Nhật. Mẹ là Masa, mất năm 1891 lúc Foujita mới 5 tuổi. Foujita là con trai út, còn hai người chị và người anh trai.

  • ĐIỀN THANH(sưu tầm và giới thiệu theo bài viết nhan đề “Agony and Ecstasy” đăng trên tạp chí The Nation, Hoa Kỳ, ngày 1. 12. 2008 của Barry Schwabsky)

  • PHAN THANH BÌNH - ĐÌNH KHÁNHTriển lãm Điêu khắc Thừa Thiên Huế Lần thứ nhất đến nay đã kết thúc, những gì mà các tác giả trưng bày, thể hiện trước công chúng chắc sẽ còn đọng lại lâu dài trong tình cảm người xem, với những ấn tượng, cảm nhận toàn cảnh hoạt động sáng tạo điêu khắc của tỉnh nhà qua gần 60 tác phẩm của 29 tác giả, bao gồm tượng tròn phù điêu trang trí, tượng chân dung, phác thảo tượng đài... với các chất liệu đá, ciment, gỗ, thạch cao, đồng, chất liệu tổng hợp...

  • ĐẶNG TRƯỜNG LƯUTrong giới văn hóa - văn nghệ cả nước; cũng như làng văn nghệ sĩ của riêng Hà Nội; người ta biết nhiều đến họa sĩ, nghệ sĩ Nhân dân Lê Huy Quang qua hội họa, qua thiết kế trang trí sân khấu, qua minh họa hay bìa sách; phần lớn là bạn hữu, qua thơ ca và các bài báo trong suốt mấy chục năm qua.

  • Tiểu luận của Ô. Pat phong phú và đa dạng nói đến các vấn đề của văn học, nghệ thuật văn hóa, chính trị, xã hội, lịch sử và dân tộc học. Đọc tiểu luận của Pat, ta vừa thấy hào hứng lại vừa thấy mình được soi sáng về những vấn đề ít nhiều đã quan tâm. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả một tiểu luận của Pat về Êt-va Mun nhân kiệt tác Tiếng gào của ông tròn trăm tuổi.