Chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp khai mạc triển lãm “Một thời bút nghiên” nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt.
Cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm đã trưng bày hơn 100 hiện vật và phiên bản hiện vật nhằm tái hiện lại một phần của bức tranh nền giáo dục và khoa cử thời Nguyễn giới thiệu về hệ thống khoa cử triều Nguyễn, những danh nhân khoa bảng của quốc gia thời kỳ này được lưu giữ trong Châu bản, các nguồn tư liệu hán Nôm và hiện vật của gia đình các vị Tiến sĩ Nho học thời Nguyễn …
![]() |
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo nhân tài phục vụ chế độ, sau khi bình định giang sơn, thống nhất đất nước, hoàng đế Gia Long đã xuống chiếu tổ chức và định lệ kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn (1807). Về sau, khi khoa cử bắt đầu đi vào lề lối, triều đình đã tổ chức kỳ thi thi Hội, thi Đình và các vị vua triều Nguyễn đều chủ trương đề cao Nho học, có chính sách trọng thị đối với người tài đức.
Những nẵm Cuối thế kỷ XIX - đầụ thế kỷ XX, nền giáo dục Nhó .học Việt Nam suy yếu bởi sự thay thế tùng bước đi đến chiếm lĩnh của nền giáo dục Tây học. Từ năm 1906, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành.,cải: cách nền-giảo dục, khoa cử trên tóàn cõi Đông Đương. Ở Kinh đô Huế, khoa thi Hương cuối cúng năm 1918; năm 1919 là khoa thi Hội và saú đó hoàng đế Khải Định ban Dụ tuyên bố về việc áp dụng luật Giáo dục mới vào ngày 14/7/1919, chính thức đặt dấu chấm hết cho. khoa cử Nho học để chuyển sang hệ thống giáo dục kiểu mới - giáo dục nhấn mạnh tri thức thực hành thông dụng.
Giáo dục Nho học thời Nguyễn phát triển qua nhiều giai đoạn thịnh suy khác nhau nhưng đã gánh vác được sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó; đồng thời từng bước tạo ra một tầng lớp sĩ phu có khí tiết, đức độ, có uy tín trong nhân dân.
Triển lãm là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục trong việc tìm hiểu sâu hơn về lịch sử giáo dục Việt Nam; từ đó có những hoạch định, chính sách... phù hợp để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi mà giáo dục Nho học đã mang lại trong lịch sử.
Triển lãm trưng bày đến ngày 23/3/2020 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, thành phố Huế).
Một số hình ảnh tại triển lãm:
![]() |
Một bộ sách chữ Hán của ông Phan Hữu Thuyên, thầy dạy chữ Nho ở làng Phò An - Phú Dương - Phú Vang (Niên đại cuối TK XIX - đầu TK XX) |
![]() |
Chặn giấy bằng đá |
![]() |
Sách Cổ văn bình chú |
![]() |
Bản tấu của Bộ Lễ về việc ban yến sau kì thi Chế khoa năm Tự Đức 4 (1851) |
![]() |
Hộp gỗ và ống đựng Sác phong được sơn thếp |
![]() |
Hộp mực và bút bằng bạc |
![]() |
Tấu bài của các quan ở Nội các |
![]() |
Bảng Lục chỉ (chứng nhận) của Bộ Học về việc Tú Tài Hồ Quang Liệu được khen thưởng từ cấp bậc Hàn Lâm Viện, chiếu hàm Tòng cửu phẩm |
Phương Anh
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.