VI THUỲ LINH
Ảnh: internet
Những bài thơ mới nhất của Vi Thùy Linh, cũng là tình yêu đó nhưng tình yêu đã thấm mặn tình thương và niềm cảm thông với ánh mắt nhìn lên trong nỗi niềm cúi xuống trước sự sống chung quanh tưởng chừng khô nhựa khi ai khép chặt nỗi lòng. Chùm thơ dưới đây, không nói rằng ViLi đang chuyển qua một chặng khác của thơ, trong trẻo và nhiều trắc ẩn, song hơn hết nỗi dịu hiền tha thiết của phẩm tính mẹ đã khiến tình yêu cũng trở nên trong và trĩu nặng thân phận cuộc người. |
Mẹ muốn viết thơ tình kiểu khác
Con gái ơi!
Làm thơ với mẹ, giờ là công việc khó khăn
Không thiếu ý, cạn từ
Mà tự đòi hỏi khắt khe: phải khác!
Mẹ đã mất cả tuổi trẻ vì thơ ca
Công chúng nhớ ViLi - một thi sĩ tình yêu độc đáo
Mẹ không muốn đi mãi một con đường, dù mình mở lối
Sao nhắc đến thơ tình, cứ mặc định hiểu là tình yêu nam - nữ
Đâu chỉ bởi có con rồi, mẹ mới giục mình phải khác
Mà mẹ muốn đa dạng sáng tác, để cống hiến cho độc giả tin yêu mẹ
và chinh phục các con
Con thành cảm hứng, đề tài không thể cạn
Nhớ, thương, muốn ôm hôn không rời
Chẳng xa nổi một ngày, qua đêm vắng
Chẳng ai và điều gì so bì, lấn át, đổi vị trí số 1 của các con
Hai kho báu đỉnh cao của lòng tham, chế ngự trái tim, tâm mẹ
Ghi nhật ký, viết thư đâu xuể
Thèm sáng tác, thì giờ eo hẹp
Mỗi tối, mẹ muốn chơi đùa, dạy học cho con
Thì phải rửa bát, vò đồ để hôm sau cho vào máy giặt
Mẹ chỉ được viết khi các con đi học
Hai tiếng buổi sáng, sau khi tạm ổn việc nhà
13 giờ ăn trưa, 21 giờ ăn tối
Cứ thế, tối nào con cũng chờ mẹ âu yếm, ôn bài
Chiều nào mẹ cũng đón con muộn, con thức khuya cố chờ mẹ làm xong
Thỉnh thoảng con lại ra cửa bếp
Kể chuyện ở trường, hỏi mẹ, đòi mong
Mẹ nào dám như lúc trẻ đọc - viết thâu đêm
Sức đâu sáng dậy đưa hai con lần lượt đến trường, cả ngày tất bật
Mẹ thương con bằng cả xót xa, dằn vặt
Thanh xuân trôi mất, đời người thì ngắn
Các con còn bé quá!
Thường ngày, chỉ Chủ nhật con ở nhà
Tết Nguyên đán gần 2 tuần được nghỉ
Mẹ sẽ bù lại cho con nhé!
Bù gấp mấy lần thường nhật
Bù ấp ủ, mua quà đẹp, đi chơi,...
Lao lực suốt đời không đủ tình mẹ yêu con
Nên mẹ phải viết: giảm tải phần nào âu lo, mắc nợ kế hoạch chuộc, đền
Sau này vắng mẹ ở bên, mẹ ở nước Thiên Đàng
Con hãy nhớ làm đúng lời mẹ dặn!
Mẹ vẫn đang sống tận tình, trong sạch
Ước có kiếp luân hồi trở lại
Mẹ muốn vô cùng, được làm mẹ của con!
15/12/2018
Một người thầy có cánh
Mẹ sẽ dạy con phải học suốt đời
Biết bao điều cần học trên thế giới
Đâu chỉ nơi lớp học, với thầy, cô giáo
Cuộc sống là ngôi trường vô biên
Học sự kiên trì, văn hóa giao thông của kiến
Hễ thấy mồi, kiến cố sức tha về tổ một mình hoặc gọi đàn tương trợ
Học sự siêng năng căng sức của ong thợ
Hút nhụy hoa khắp nơi, về phục vụ ong chúa, dâng mật cho người
(Dù bị thợ săn vào rừng đốt lửa đuổi xua, phá tổ)
Hãy gần gũi, thương mến thiên nhiên loài vật
Con sẽ bình yên, giàu đẹp tâm hồn
Chúng không bao giờ phản bội, phụ con!
Mẹ đang nghĩ, mình cần là học trò của chim Rồng Rộc
Giống chim chỉ bằng quả trứng gà, mà tình mẫu tử phi thường
Mẹ con mình xem đoạn phim về Rồng Rộc trên kênh VTV7
Con thấy chưa, chim bố lông vàng sáng bắt mắt, chim mẹ màu nâu
Loài chim ăn hạt, mỏ ngắn, khỏe,
Không chỉ biết tha mồi, làm tổ, bảo vệ trứng và con như bản năng loài chim tiềm ẩn
Mà Rồng Rộc dành cả đời để làm tổ vững bền
Chim bố ở tổ riêng, trông con cho chim mẹ
Tổ chim mẹ hình quả bầu tròn - chỗ để chim con nằm ổ
Đường vào tổ dài, hình ống hẹp, ngăn rắn và chim lớn không thể chui lọt tấn công
Kinh nghiệm sinh tồn và tình mẹ truyền lưu khiến giống chim nhỏ trở nên vĩ đại
Chúng bay trăm, ngàn chuyến, tha từng cọng cỏ dài về đan tổ kỳ công
Sống theo bầy, tổ gần nhau, treo trên cành bền qua mưa bão
Tổ Rồng Rộc 60 cm, cá biệt tới 1,6 m - bằng chiều cao mẹ đấy
Mẹ chim khiến mẹ Linh thán phục
Rồng Rộc rộc thân, tận tụy quên mình, dốc quỹ sống đan tổ cho con
Loài người vẫn gọi nhà là “Tổ ấm”
Chẳng đông kẻ dám hy sinh vì tổ ấm
Cũng đâu phải mọi bậc cha mẹ đều coi con mình là quý nhất
Vẫn nhan nhản đám “đao phủ thiên nhiên” dùng trí khôn láu cá
luyện chim mồi, lừa, bầy, bắt, bắn chim, coi chim trời là mồi nhậu,
nguồn sinh kế tận diệt không thương tiếc
Mẹ mong đưa con tới nhìn tận mắt tổ chim trước lúc chúng bị kẻ ác phá đi
Mẹ lo không chúng ta không được ngắm những cái tổ đặc biệt của
Rồng Rộc trong hiện thực
À, mà con chớ chiều lỗ tai thường thích nghe lời có cánh
Trong học trình vô bờ bến, nhớ học người thầy có cánh:
Rồng Rộc chim!
(TCSH362/04-2019)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)