Lê Văn Việt - Trần Văn Thiên - Trần Quang Phong - Mai Tuyết
Minh họa: Nhím
LÊ VĂN VIỆT
Ngày tôi lớn
Ngày tôi lớn
Là ngày biết trời xanh cao vời vợi
Mẹ dùng liềm khua khoắng cọng rơm khô
Sưởi ấm chúng tôi trên khung nhà bé nhỏ
Ngày tôi lớn
Cánh đồng quê heo hút mây chiều
Tê tái cỏ dại một vệt dài như đời mẹ
Sắn khoai chua chát một đời
Tôi lớn lên từ lời người
Đêm à ơi khoan nhặt mây trời
Đêm à ơi từ con cò con vạc
Lạc vào hư không
Ngày tôi lớn
Cánh đồng quê vắt vẻo sợi tơ trời
Người đàn bà lò mọ một đời
Sưởi ấm cánh đồng
Con cò con vạc về tổ
Ngày tôi lớn
Chiều quê biền biệt
Trời xanh cao vời vợi mẹ ơi…
TRẦN VĂN THIÊN
Cánh đồng mùa xuân
con lang thang trên cánh đồng mùa xuân
à ơi điệu hời ru mẹ hát
giấc mơ con lửng lơ trôi trên đường cày cuối vụ
giấc mơ vướng vào ngọn cỏ mần trầu
ngai ngái mùi hương ký ức xa xưa
con gội đầu cho mẹ một chiều xuân nắng dịu
rưng rưng tuổi đời chảy qua làn tóc thưa
tóc mẹ rụng dần theo tuổi con khôn lớn
từng sợi bạc màu theo ngày tháng trôi xa…
con lang thang trên cánh đồng mùa xuân
chân bước chơ vơ lần theo dấu hoài niệm
vấp hố buồn tháng năm hun hút
cọng khói già nua đắng vị thời gian
câu ca dao ngủ vùi trong giấc mơ êm ả
con cuốc lạc bầy trĩu cánh chở hoàng hôn
chiều nay cánh đồng liêu xiêu giọt nước mắt
thương những chạng vạng bóng mẹ dầm mưa…
TRẦN QUANG PHONG
Những đứa trẻ còng lưng chữ nghĩa
Những đứa trẻ lặn lội cánh đồng
Còng lưng chữ nghĩa
Chữ của mẹ
Nghĩa của cha
Nước mắt mẹ đẫm ướt cội nguồn
Máu cha loang đất hồng tiên tổ
Những đứa trẻ run rẩy chiếc cầu cheo leo
Còng lưng chữ nghĩa
Chữ của cái chết
Nghĩa của sự sống
Cái chết mang nụ cười mai mỉa bóng tối
Sự sống rạng rỡ khuôn mặt ban mai
Những đứa trẻ còng lưng chữ nghĩa
Phận người bùn đất
Bước chân phù sa
Đôi cánh gãy lìa
Phế ngôn rã mục
Hoan ca
Lời vàng hạt thóc
MAI TUYẾT
Gửi cánh chim non của mẹ
Cánh chim nhỏ bay xa ừ xa lắm
Đợi hoàng hôn ngồi nhớ mẹ quê nhà
Tóc còn xanh nên đời trôi thăm thẳm
Ngày con đi bao nước mắt nhạt nhòa
Xa biền biệt bờ giậu xưa trước ngõ
Đêm nhìn trăng con ước được lên trời
Ngắm chị Hằng nằm khoe duyên say ngủ
Bên ấy giờ con ngắm chỉ con thôi
Như cánh chim non bay qua vùng giông bão
Đường con đi phía trước bỗng sa mù
Mưa gió về tìm đâu nơi ẩn náu
Đôi mắt gầy mẹ ngóng giữa trời thu
Trời xanh lắm in nụ cười con trẻ
Lá vàng bay quay quắt giữa đường đời
Ai chở thu về cho kịp mùa reo khẽ
Như hôm nào trong mắt mẹ con bơi…
(TCSH349/03-2018)
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN
HUỲNH THUÝ KIỀU