Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử
Minh họa: Nhím
Mỗi vùng đất các nhà văn nhà thơ đặt chân đến đều để lại dấu ấn đặc biệt. Trại sáng tác văn học Hồng Hạ (A Lưới) do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức vào giữa tháng 7/2016 đã đánh thức những vỉa tầng văn hóa tinh khôi, những mảng màu huyền nhiệm, và nơi đây sẽ còn là mảnh đất lành cho hạt sáng tạo nẩy mầm về sau. Sông Hương trân trọng gửi đến độc giả truyện ngắn Cột đá thiêng và chùm thơ còn nóng hổi từ trại viết này.
BÙI NGUYÊN
Lời nguyện bên cột đá thiêng
Chạm tay lên cột đá thiêng
Mơ hồn nước cuộn truân chuyên về trời
Tà Lương núi dựng chơi vơi
Chiếc gùi định mệnh buông lơi vai trần
Tiếng ca sơn nữ bần thần
Tìm trong huyền thoại mấy lần hoài sinh
Dấu chân giao chỉ điêu linh
Hồng hoang chim lạc bình minh bay về
Mây dồn chín tím sơn khê
Chiều câu kinh nguyện dầm dề cơn giông
Mang nhiên rừng rú quay vòng
Thanh âm thác suối bềnh bồng qua truông
Ngón tay thả lỏng hoàng hôn
Vô tình hơi thở ẩn ngôn linh thần
Núi rừng mưa trút trắng ngần
Mặt người nhòe nhoẹt xoay vần u uyên
Làn môi thượng nữ chung chiêng
Rụng rơi câu nguyện giữa miền quạnh không
Váy hoa nối áng cầu vồng
Suối khe bừng trổ một dòng nguyên hương
NGÔ CÔNG TẤN
Mẹ Hồng Hạ và biển xa
Lưng gầy bạc phếch cánh rừng
Rớt từng sợi tóc lưng trần đồi nương
Đá Thiêng ai dựng đầu nguồn
Để chiều Hồng Hạ vái buồn lên non.
Mẹ già cùi trĩu lưng còm
Pi Lo lõm dưới má hom hóp chiều
Lá khô rục rã tiếng yêu
Hong chi kịp nỗi tiêu điều hoang vu.
Sáng chạm phải dốc sương mù
Bao khao khát biển nghìn thu xa dần.
Nhìn theo dòng suối tần ngần
Mở ra nhắm lại, bao lần tim đau.
NGÀN THƯƠNG
Cảm xúc Pârle
Pârle, con suối hiền hòa
Chênh vênh vách núi ngân nga cung đàn
Âm thanh dìu dặt nhẹ ngân
Trung du xanh thắm mơ màng gọi tên
Mùa này A Lưới mông mênh
Mưa nguồn xuôi tiễn chiều lên vào hồn
Tình dân dã quyện trong sương
Nụ cười tươi thắm em tròn tuổi xuân
Vốc từng ngụm nước bâng khuâng
Cá tung tăng đớp mây ngàn lãng du
Cánh chuồn bay lượn vào thu
Nằm bên suối ngỡ tuyệt mù nhân gian…
NGUYỄN HỚI THỌ
Tối ở trên nhà sàn
Tối ở trên nhà sàn
Hơi mưa chiều dịu mát
Ánh chớp soi rõ mặt
Em gái người Tà Ôi
Có gì đó trong tôi
Như nỗi niềm - Hồng Hạ
Thương bạn tôi nằm lại
Dưới chân đèo Kim Quy
Ơi người mẹ Pa Hy
Gùi trên lưng đất nước
Lịch sử còn khắc ghi
Người Kơ Tu đánh giặc
Đêm nhà sàn em hát
Múa điệu múa Pa Kô
Bập bung cồng chiêng gọi
Tình yêu tôi thành thơ
Ơi nỗi niềm Hồng Hạ
Suối Pârle mát lành
Cho tôi thành giọt nước
Nuôi hồn em ngát xanh
Hồng Hạ, 17/7/2016
LÃNG HIỂN XUÂN
Em và suối Pârle
Những hòn đá cuội đuổi nhau xuôi về cuối núi
Nước cũng chạy theo
Loang loáng thân phận những con người
Cuồn cuộn theo từng bọt nước...
Ta cũng đuổi theo những gâm gấp bước chân em
Cơn mưa rừng chợt nhiên chặn lại
Núi rừng vẫn an nhiên đồng lõa
Hụt hơi ta trước hùng vĩ của cuộc tình.
Bờ sát bờ mà sao em và ta nhòe bóng
Tiếng suối reo khắc khoải róc rách một niềm yêu
Những phiến đá vô tri đành chịu oằn mình rêu mốc
Và nước...
cứ miệt mài chảy về phía bình yên.
Pârle, Pârle...
Những chỉ dấu xưa giờ đã trở thành quá khứ
Mặc lũ côn trùng chim chóc nhắc nhở ngày đêm
Vết khắc hằn lên đá
Cũng không thể nào giải mã nổi thời gian.
Chỉ còn ta và em
trong tiếng giao hòa tinh khiết
Mạch nguồn nào
xuôi về phía bình yên?
Suối Pârle 17/07/2016
ĐẶNG VĂN SỬ
Vỡ núi mị yêu
Váy diễm viền
mộng mùa sơn cước
em như hoa
rót mật hương ngàn...
Lân ý tưởng
linh lời thung gió
dốc nhô trăng
bản nhuốm hoặc huyền...
Những hốt tưởng
khảm niềm, men lửa
nồng nàn môi
trăm bật bên người...
Nhưng trở lại
rừng đồi sương đẵm
dốc triền thương
u uẩn, tàn, im...
Cậy mạch suối
cội nguồn níu giữ
cũng kiệt cùng
vỡ núi... mị yêu.
(TCSH330/08-2016)
>> Cột đá thiêng - NGUYÊN QUÂN
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT