Ảnh: Internet
Sông Hương giới thiệu chùm thơ trong số các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau mà Trại sáng tác đã gặt hái được. Trong đó có bài thơ “Nhớ” sáng tác trong thời kỳ chống Pháp, được ông Lê Quý Mỹ - nhân chứng một thời nay đã ở tuổi 84, đọc ngay trong buổi khai mạc Trại khiến nhiều người xúc động. GIA HUẤN Nhớ Gần nửa đời chinh chiến Xông pha khắp bốn phương Vẫn hai tiếng quê hương Cồn cào trong ký ức... Nhớ mái trường Tiểu học Đèn sách thuở ấu thơ Nhớ bãi biển chiều tà Đùa vui cùng sóng nước Nhớ mỗi đêm trăng tốt Chạy nhảy chơi ú tìm Nhớ giọng ca Kim Sanh(1) Cù nhau đi xem hát Nhớ mỗi năm đến Tết Cát trắng trải sân, đường Cành mai vàng tỏa hương Chợ Cồn(2) khoe áo mới Nhớ vườn cây ăn trái Mẹ bán chợ bốn mùa Nhớ gia cảnh chia lìa Đàn con thì nheo nhóc Nhớ bến chợ đò ngang đò dọc Thuốc, quýt, cau, trầu đầy ắp lên Dinh(3) Nhớ tôm, cua, cá đối, cá dìa Rong câu lợ đầm Cầu Hai nổi tiếng. Nhớ cách mạng mùa Thu tháng 8 Hòa biển người rầm rập phá xiềng gông Nhớ những năm Pháp chiếm đóng đồn Sống chết với dân cùng quân dân chiến thắng Nhớ quê hương qua nhiều năm tháng Còn đọa đày dưới ách ngoại bang Nhớ đồng bào, đồng chí hy sinh Vẫn kiên cường xông pha nơi hậu địch Ôi nhớ! Nhớ làm sao cho hết Kỷ niệm gần xa gắn bó cuộc đời Mỗi tên cây, tên đất, tên người Quê hương đó gợi lên tất cả. Từ đỉnh núi cao nhìn bên kia phá Làng xóm chìm dưới rặng cây xanh Mà trong ta chất chứa bao tình Của người con còn dõi theo chinh chiến. ----------- (1) Đoàn Ca Kim Sanh của Ông Trước Hưu có rạp hát ở Mỹ Lợi. (2) Chợ Cồn: có tục lệ hằng năm 3 ngày Tết, chợ chính Mỹ Lợi đưa lên đóng ở chợ Cồn - phía sau chợ chính chủ yếu vui chơi, bán đồ chơi trẻ con, bán mía, đánh bài chòi... (3) Lên Dinh: Lên Huế (hồi ấy gọi là Dinh) NGUYỄN THIỀN NGHI Mỹ Lợi và sự đồng hiện quá khứ Mỹ Lợi Ngày đồng hiện quá khứ Những cầu sắc rực lửa đấu tranh Mỗi tấc đất, mỗi tấc hầm Mỗi nhịp đập trái tim lý trí Ngày đồng hiện những bước chân yêu nước Gói lại trong mắt khu vườn trái chín Bom đạn gẫy cành, vàng lá ngày qua Gói lại tiếng ho khàn dáng mẹ Tiếng nôi đưa nhẹ tiếng ru hời Đất nước mình cây dày như đồng đội Mỗi cành rơi lại mọc vạn chồi non Ngày đồng hiện tiếng đàn chen tiếng súng Những câu thơ nung nấu lòng người Ngày lập hội mới vừa gặp mặt Đã có người ngã xuống ôm chặt lấy quê hương Mỹ Lợi, những ngày tôi đến Sáu mươi năm Miếu Đỏ vẫn còn Nhà thờ họ Lê, cây trâm sừng sững Có xóm nhà thiếu bóng đàn ông Có những bước đường mở ra phía trước Có những người quay về học nhớ Vùng đất năm nào đã nở tràn hoa. Trại sáng tác “Về nguồn”, Mỹ Lợi tháng 8.2010 PHẠM NGUYÊN TƯỜNG Mỹ Lợi - Không khác được Một ngón cái chay vay kẹp vào mép biển Bàn tay bao phen neo níu phận mình Mỹ Lợi đã vậy rồi - không khác được Một phận người một dâu bể đinh ninh. Câu đối “Vĩnh thiên thu...” dưới nếp nhà họ tộc Rau cá chợ quê nuôi khát vọng công hầu Ngôi trường cũ mang mang miền hiếu học Chữ thánh hiền bom đạn có tha đâu! Chỉ có cát mặc lòng - cát bay cát nhảy Riêng thổ âm cắm xuống cát mà bền Những cô cậu thanh xuân mắc lưới đời cuống quýt Ngồi bolero với thương hải tang điền. Ai đã từng gọi em là mọi đầm bạo liệt Từ xa xưa từ thời chúa Nguyễn Hoàng Đến thời ta cũng vậy rồi - không khác được Thề có trời trả món nợ khai hoang. Sông nước rộng những lẽ đời rộng rãi Ta cứ mọi đầm hoang dại với ba sinh Ta cứ mọi đầm cắm giọng đầm trọ trẹ “Vĩnh thiên thu...” vuốt ngược mặt mình. Trại sáng tác Vinh Mỹ - Phú Lộc 19/8/2010 (260/10-10) |
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…