Cảm nghiệm những con chữ của Trương Đăng Dung thiên di trên mặt phẳng tâm thức, để lại dấu vết và người ta gọi chúng là thơ. Không gian trong chùm thơ dưới đây của Trương Đăng Dung khiến ta cảm giác bước lên những nấc thang rời xa tầng địa ngục sâu thêm phía dưới. Nỗi choáng ngợp về ký ức như tòa lâu đài ảo ảnh dung nhốt ngã ái lại tự hân hoan lấy, là lúc huyễn giác nhà thơ lần đầu linh cảm về sự bất an khi thời gian bỗng tước luôn cả những gì vừa chạm đến bàn tay.
SH
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
Lên cao lên cao
Lên cao lên cao, tôi nhìn thấy gì từ phía trên thành phố?
Nhà chọc trời bóng đổ, sông oằn mình trôi như thể đã lâu rồi trời
với sông không muốn nhìn nhau nữa.
Lên cao lên cao, tôi nhìn thấy gì từ phía trên thành phố?
Những hàng cây lá đỏ trong gió lạnh chơi vơi, như thể đã lâu rồi
gió với cây không muốn nhìn nhau nữa.
Lên cao lên cao, tôi nhìn thấy gì từ phía trên thành phố?
Một cánh chim không tổ trên lớp lớp sóng người, như thể đã lâu rồi
người với chim không muốn nhìn nhau nữa.
Lên cao lên cao, tôi nhìn thấy gì từ phía trên thành phố?
Những mặt người khốn khổ chen chúc dưới mặt trời, như thể đã đến
thời người với người không muốn nhìn nhau nữa.
Lên cao lên cao lên cao…
Sách của Gióp
Tai họa bất ngờ ập xuống
những đứa con bị giết
những người bạn hiểu sai
nỗi đau này
như mũi tên
Đấng Toàn Năng bắn vào tim Gióp
Không ai tin Gióp là người công chính
Gióp oán hận ngày sinh
than thở phận người
trong mắt Đấng Toàn Năng
không có mặt trăng nào đủ sáng
không có vì tinh tú nào tinh sạch
loài người chỉ như sâu bọ
con cái loài người khác chi một loại côn trùng
Gióp ngước mắt nhìn lên các tầng trời
quan sát những đám mây di chuyển
âm phủ lộ ra
địa ngục không có màn che
trái đất treo lơ lửng
Khi quyền năng và sự khôn ngoan thiên thượng
của Đức Chúa Trời lên tiếng
Gióp không còn tự tin vô tội
Gióp ghê tởm chính mình
Và ăn năn trong tro bụi
giữa nỗi đau và đức tin
sợ hãi và quyền uy
Gióp thỏa hiệp
Tin nhắn cho em
Đêm nay trời đầy sao. Điều gì xảy ra nếu mỗi ý nghĩ của anh về em có thể nở một bông hoa?
Thế giới này không còn chỗ bình yên. Em là nơi anh tị nạn.
Kỷ niệm cứu rỗi chúng ta, nó lưu giữ thứ ánh sáng làm cho gương mặt ta mãi mãi là gương mặt con người.
Anh muốn em là quá khứ để anh sống bình yên trong hiện tại; anh muốn em là hiện tại để anh hi vọng vào tương lai; anh muốn em là tương lai để ký ức anh tự do bừng sáng.
Đêm nay trời đầy mây. Điều gì xảy ra khi ký ức không cất giữ cuộc đời ta an toàn nhất?
(TCSH339/05-2017)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN