TRẦN CHẤN UY
Ảnh: internet
Đi trong vườn Bác
Bác từng sống ở nơi đây
Xanh trong hồ nước, vườn đầy cỏ hoa
Ngỡ như Bác mới đi xa
Còn lưu dáng cũ bên bờ hồ con
Bước chân con bỗng bồn chồn
Lần theo dấu cũ lối mòn cỏ cây
Tưởng như Bác hãy còn đây
Đi trong vườn nhỏ xanh đầy tiếng chim
Ngẩn ngơ con mãi kiếm tìm
Lá vàng rơi khẽ, vườn im tiếng Người
Lung linh đôi cánh hoa tươi
Thả hương thơm, gửi gió trời mang xa
Đi trong vườn Bác chiều tà
Nghe hiu hiu lạnh như là mùa đông
Hồ xanh, xanh đến nao lòng
Hàng dâm bụt nở vài bông cuối mùa
Đôi làn gió nhẹ đung đưa
Bồi hồi con ngỡ Bác vừa qua đây.
Về thăm Bác
Những bài hát về Người con nghe ở trăm nơi
Trang sách mỏng không mang nổi một cuộc đời
Bác lớn thế như trời cao biển rộng
Con tàu vượt muôn trùng ngọn sóng
Về buông neo nơi bến cũ Ba Đình
Có ngôn từ nào nói hết nỗi lòng mình
Như sóng cuộn, chiều nay về thăm Bác
Những ngọn gió trong vườn vẫn không thôi xào xạc
Kể về Người suốt những tháng năm qua
Như đứa con đi mãi miết chiến trường xa
Ngày trở lại Cha già không còn nữa
Một viên đá lát đường cũng cháy lên nỗi nhớ
Con về thăm chậm quá Bác Hồ ơi!
Lời dặn của Bác bên giếng Cốc(1)
Giếng Cốc còn đây với tháng năm
Ngọt lành mạch nước nuôi làng cũ
Dân làng Sen một đời lam lũ
Soi kiếp nghèo đáy giếng nước long lanh
Bác vẫn nhớ như in cái giếng nước ngọt lành
Người từng tắm những trưa nồm nắng hạ
Ba mươi năm đi xa Người vẫn nhớ
Giếng Cốc làng mạch nước vẫn xanh trong
Trở về đây người bỗng thấy nao lòng
Cụ Cốc già giờ không còn nữa
Người căn dặn cháu con mình hãy nhớ
Kẻ khơi dòng mạch nước ngọt làng Sen.
--------------
(1) Giếng Cốc do cụ Nguyễn Danh Cốc đào cách nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc 100m
(TCSH47/05-1991)
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.
NGUYỄN DUY
Nhìn từ xa... Tổ Quốc!