LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
Mới đây nhất, Phạm Thị Phương Thảo vừa xuất bản tập “Mắt sóng” (thơ - Nxb. Văn học 2013) được dư luận đánh giá “một giọng thơ nữ, dịu dàng nhưng đầy chất lửa”.
Nếu “Khúc ru nơi lưng núi” cảm xúc thơ ngập tràn thi ảnh trăng với những câu thơ ấn tượng và lạ: “Thương về trăng khuyết/ Mỏng cong kiếp người”, thì về sau này, thơ chị mở ra những cảm thức phóng khoáng, bung phá cảm xúc hơn...
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ chị mới vừa gửi đến.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Dòng sông anh
Dịu dàng dải lụa quấn quýt em
Dòng sông Anh
Món quà số phận
Thượng đế chọn em trao ai đoán được bao giờ
Phấp phỏng em
Trái xanh yêu
Cuồng nhiệt anh
Mọng nắng chiều
Ngày anh đến cỏ cây loang ngực gió
Nhành yêu nào tím ngắt thảo nguyên xanh
Ngan ngát tóc ai mềm hơi thở…
Ngày anh đến
Mùa yêu như bừng dậy
Tay sông dài ôm ấp giọt phù sa
Nắng như thiêu cả miền xanh nhựa ứa
Em hóa thân tro bụi giữa bãi bồi
Mùa mùa anh ập đến trong đời
Mặc dòng đời bão giông nắng lửa
Vẫn xuân về
Nứt hạt
Nẩy mầm…
Em.
Đóa đêm
Mở em…
Mùa lặng lẽ
Khe khẽ lá rơi tiếng thì thầm rất nhẹ
Khúc tự tình trăng non
Đêm vô thường
Ngàn sao nở bừng nhấp nháy
Soi từng giọt tim
Ngọt lịm môi mềm
Giữa thăm thẳm bầu trời
Chút hạ vàng còn rưng rưng một đóa
Mắt đêm rạng ngời
Lấp lánh sao rơi
Tóc đêm buông lơi
Đóa đêm em cười…
Sen tháng mười
Một ngày
Đuổi theo từng búp gió Hồ Tây
Tháng mười ơi
Sen ở đâu
Ta gọi
Tháng mười
Heo may đỏng đảnh níu cành sương trên tóc
Đầm đìa thu giăng giăng mắt ngọc
Trên con đường nghiêng gió
Bước chân buồn mong chạm chút hương bay
Tháng mười
Dưới đầm kia tiếng gì nghe xào xạc
Cành đã khô sao em còn ngơ ngác
Võng cuống thời gian như muôn vàn dấu hỏi
Sen đã cuối mùa hay sen đã thu
Sen - phải em đấy ư
Rưng rưng lá khô mắt vẫn ngước tìm mùa
Tiếc một thời lá xanh bông trắng
Tiếc một thời đắm đuối lênh đênh
Đã qua bao mùa xanh
Tây Hồ vẫn đợi em trong tiềm thức
Hà Nội vẫn tìm em trong dịu dàng hương cốm
Cả tiếng chuông chùa Trấn Vũ
Còn đây
Tháng mười
Tìm em nơi Hồ Tây
Vẫn vẻ đẹp nguyên sơ cả khi tàn úa
Sinh ra từ bùn lầy em lại trở về với đất
Vắt kiệt mình làm hương cả đời em chiu chắt
Mùa vẫn xanh mà em đã thu?
(SH297/11-13)
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử