LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang đứng trên chiếc “rọ” từ tàu chứa Ba Vì khu mỏ Bạch Hổ xuống tàu dịch vụ Sao Mai 02 để lên tàu nước ngoài đến bơm dầu thô.
Điều đặc biệt, là cán bộ Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, gần 10 năm anh đã bay ra các dàn khoan ở ngoài khơi thềm lục địa Tổ quốc để làm thủ tục nhập xuất cảnh cho các giàn khoan, các con tàu nước ngoài đến khoan thăm dò dầu khí hoặc bơm dầu thô xuất khẩu. Anh là nhà thơ duy nhất của Việt Nam đã đến các vùng mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ru Bi, Đại Hùng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Đen… và ở đâu anh cũng có thơ. Dưới đây là chùm thơ của anh vừa gửi về cho Sông Hương từ biển khơi xa.
NGUYỄN XUÂN SANG
Đêm giàn khoan nhớ Huế
Tháng ngày áo đẫm mồ hôi
Bơm dòng dầu thô tuôn chảy
Giàn khoan trụ giữa biển khơi
Ngọn lửa pha ken rực cháy
Đêm buông tựa khu phố nổi
Ánh điện, ánh lửa lunh linh
Quây quần chục giàn tụ hội
Lặng thầm đón ánh bình minh
Đất liền cách trăm hải lý
Giàn khoan - ốc đảo xa vời
Biển xanh, trăng thanh tri kỷ
Chạnh lòng nhớ Huế khôn nguôi
Tôi mơ một mai ra Huế
Khoan dầu trên biển Thuận An
Giếng chứa “vàng đen” vô kể
Tuôn trào như suối hân hoan
Ngã lưng cồn cào gan ruột
Chập chờn hình ảnh Huế thương
Nhớ nhung không sao ngủ được
Mong về với Huế quê hương…
Viêt ở mỏ Bạch Hổ
Bài ca người thợ giàn khoan
Thợ giàn khoan hiền lành, đẹp trai
Suốt quanh năm sống trên biển vắng
Ngày lại ngày giữa trùng khơi thầm lặng
Bạn với giàn khoan và ngọn lửa rực trời
Thợ giàn khoan vốn rất kiệm lời
Nói với nhau qua mũi khoan, tiếng búa
Đôi mắt ai cũng rực lên ánh lửa
Lóng lánh niềm vui, sóng sánh dòng dầu
Thợ giàn khoan tài sản rất giàu
Giàu sóng bạc đầu, giàu mây và gió
Giàu ánh trăng thanh đêm thâu sóng vỗ
Khai thác dầu thô cho Tổ quốc mình
Thợ giàn khoan khi nhận thư tình
Trao tay nhau đọc
Và không hẹn như cùng một lúc
Thẫn thờ ngóng bến bờ xa…
Thợ giàn khoan tầm nhìn bao la
Thẳm sâu như biển
Xa kia mỏ dầu mới vừa phát hiện
Nơi đây còn muôn triệu tấn dầu
Thợ giàn khoan chuyền tờ báo cũ nhàu
Say sưa đọc
Bắt gặp dòng tin lòng bật khóc
Quê nhà bão lũ cuốn trôi!
Thợ giàn khoan nghỉ phép dạ bồi hồi
Đêm không ngủ được
Vì đã quen rì rầm sóng nước
Nhớ gương mặt bạn mình háo hức vào ca…
Viết ở Mỏ Rồng
(SDB18/09-15)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong