Từ những cảm trạng thường nhật đặt trong sự giao cắt với đời sống nay lại được quy đổi thành những cảm thức khá chân thật đặt trong những rung chấn thì thầm của tâm cảm, thế giới trong thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh hiện lên với những sức sống động cố hữu của nó.
Với sự điều hướng về đến những tạo vật thân quen nhất nhưng lại được thổi hồn vào trong địa giới của một sự tái tạo ý nghĩa, với sức gợi hình được thuyên chuyển trên nền của một nhịp thơ khá tự nhiên cùng một thông điệp khá cô đọng được ấn định vào đoạn cuối của mỗi bài thơ, song, hơn hết, có lẽ đằng sau những sự biến điệu tâm thế như vậy là cả một nỗi trao ban niềm cảm thông khởi đi trong dư âm đầy thi vị thuộc về tâm hồn của một căn cước nữ-nhà- thơ-dồi-dào-“sâu-lắng-lạ”.
Tuệ Đan giới thiệu
NGUYỄN THÚY QUỲNH
Dựng nhà
Trông trời trông đất trông người trông ta
Dựng một cái nhà mở ra năm cửa
Cửa quay hướng núi
bốn mùa tốt tươi
theo đời trôi dài cùng mây khói
có lúc về bên núi ta ngồi.
Cửa trông ra biển
rười rượi gió lành
lỡ có ngày ta lấm láp
biển gột giùm cho tới trong xanh.
Cửa mở sang láng giềng
ta mang hết thiện chân ra đổi
mong nhận về đôi kẻ tri âm
khi tối đèn tắt lửa.
Cửa vọng ông bà
nơi ta bước vào cúi đầu, bước ra dài rộng
gập ghềnh đường xa, quanh co lối hẹp
những chân nhang dõi theo
nhắc lối thơm về.
Cửa trổ lên trời
mai ngày
không nợ nần chi nữa
thuận đường mà rong chơi.
Về một con mèo bị xe cán
Có phải cơn mưa đêm
hay xe rửa đường sớm nay
đã xóa sạch hình hài của nó?
Xóa sạch cái hình hài bé nhỏ nát bấy chiều qua
đủ để nhận ra nó vừa là một con mèo
chắc mới vài tháng tuổi.
Giữa bầy nhầy máu
sót lại một vạt lông trắng mịn
làm tôi toát lạnh cả ngày
có lẽ nó xinh lắm
Nó bé bỏng và thanh khiết thế
ra ngã năm làm gì
để chết tức tưởi dưới một bánh xe vô cảm
chết thêm hàng vạn lần dưới những vòng xe vô tình
và bây giờ
biến mất trên đời như chưa từng xuất hiện.
Thế giới loài người
mỗi ngày dưới những bánh xe
lại biến mất hàng nghìn sinh mạng
như không.
Nên trong con số thống kê của sổ sách nhật trình
không có nó.
Nhưng tôi tin thế giới loài mèo
Đang lặng câm khóc.
Sau tiếng sét đầu mùa
Nửa đêm
gió rầm rầm
mưa sầm sập
những tấm tôn khua rùng rùng trên mái nhà
chiếc bình hoa vỡ vào giấc ngủ các con.
Giữa cơn động trời
nó đến.
Một phần mười giây
mẹ kịp nhận ra nỗi khiếp đảm trong mắt các con
sau ánh chớp chói lòa và tiếng nổ rung trời của nó
một phần trăm giây
mẹ kịp nhận ra những cánh tay nhỏ nhoi vươn lên
bước chân mẹ chập vào nhau, đổ về phía cuối phòng
mười lăm mét sao mà hun hút.
Trong bóng tối chết lặng
dưới tay mình
mẹ gặp những mạch máu của các con đang líu ríu chảy
những nơ ron thần kinh nép vào nhau run rẩy
những tế bào tươi non cuống cuồng
khao khát được chở che.
Nếu không có tiếng sét kinh hoàng ấy
mẹ còn mải nghĩ
về những ngày dài nhạt thếch, âm u trước mặt
còn mải vùi sự cô độc vào đêm
như con đà điểu chạy trốn sự hiểm nguy
bằng cách vùi đầu vào cát.
Xin lỗi các con.
(TCSH342/08-2017)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong