LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.
Minh họa: Nhím
Chùm thơ lục bát của 2 tác giả miên di và Trần Xuân Trường được giới thiệu sau đây với mong ước chia sẻ với bạn đọc Sông Hương những âm tiết thuần khiết của một dòng thơ hằng nuôi dưỡng tâm hồn của người Việt.
SH
miên di
Cánh buồn bay
tự dưng sợ sợi tóc
rơi
sượt qua nỗi nhớ rụng
nơi điêu tàn
ngày buông lẳng lặng cờ tàn
đêm
vo xếp lại cho lành rách tưa
trưa chiều qua quít chiều trưa
lưng chừng nửa nắng nửa mưa lưng chừng
trở mình về phía không ngừng
gác tay lệch trán lấy lưng làm đầy
trải lòng một cánh buồn
bay
chợp chờn bay cánh khỏa khuây chợp chờn
trống không
đầy một trống trơn
từng cơn nhìn thấy từng cơn
mù lòa
Lời hoa cỏ
Đêm qua nằm chết chiêm bao
Hái lời hoa cỏ về khao nhân tình
Hai vai gồng gự điêu linh
Trần gian trở dạ sinh tình đa đoan
Hoa nghiêm tắt một đốm nhang
Khói còn vướng lại một làn vô vi
Ta bà từng bước sân si
Rồi thì cũng ngõ từ bi tìm về
Say là tỉnh giữa cơn mê
Nhị tì bóc vỏ tỉ tê khóc cười
Que diêm cháy một chút thôi
Thắp vào vô ngã tinh khôi một buồn
Cao Xanh mỏng vỏ vô thường
Trăm năm giáp hạt tử nguồn lai sinh
Di ngần
từ Em đoạn mộng ân trần
rưới vào sinh-biệt một lần nở hoa
Ô hay!
mùa rụng ta qua
Trăng rơi huyệt độ, Em lòa ảnh trăng
thiên tư rịn cánh trăng măng
âm hình thiên sứ miên lang di ngần
TRẦN XUÂN TRƯỜNG
Về với sông Ân
Thuyền xuôi về bến Ân giang
Bờ tre bóng nước mênh mang chuông chiều
Trăng lên cao tít ngọn diều
Nhà ai phơi mảnh chiếu điều mới tinh
Bao đêm thức tự ru mình
Sông ôm ấp cảnh yên bình làng quê
Mải mê sông vẫn mải mê
Mang lời con sóng vỗ về đồng xanh
Cái tôm cái tép hiền lành
Hiền như câu hát mẹ dành ru con
Mùa thu hương cốm chợt giòn
Ai còn ở lại ai còn đi xa
Mượn em một mảnh chiếu hoa
Ta ngồi thức với tiếng gà trên sông.
Tiếng chim gọi mùa
Tháng Năm sao nắng chưa vàng
Để mang hết những muộn màng ra phơi
Sông quê vẫn tuổi đôi mươi
Mùa trăng còn đọng tiếng cười trong veo
Bên kia mảnh chợ quê nghèo
Người về nắng cũng men theo lối mòn
Tháng Năm ngày mẹ sinh con
Tiếng ve đầu hạ rơi giòn bên nôi
Về miền kí ức xa xôi
Giấc mơ tuổi trẻ đang trôi ngược dòng
Tháng Năm sao nắng chưa hồng
Hàng cau đầu ngõ đứng trông mây chiều
Một làn khói mỏng như khêu
Chạm vào vỡ tiếng chim kêu gọi mùa.
Gửi về tháng Tư
Tháng Tư ơi có còn xanh
Cánh ong mở cánh dành dành tìm hương
Nắng treo trên nóc giáo đường
Lung linh một đóa ngày thường bình yên
Tháng Tư gió cũng thật hiền
Chuông chiều ai thả dọc triền sông Ân
Ta còn nợ những bước chân
Đường về xóm đạo nay gần không em?
Nhớ mùi rượu nếp lên men
Nhớ người dệt chiếu thay đèn trăng khuya
Con đò dựa bến sông quê
Chiều nay vắng khách neo về nơi đâu?
Gửi em một tiếng kinh cầu
Trong như giọt nắng không màu tháng Tư.
(SH319/09-15)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ